Khai thác giá trị tín ngưỡng, tôn giáo phát triển du lịch

Hướng đến lợi ích hài hòa, bền vững

Việc khai thác giá trị tín ngưỡng, tôn giáo phục vụ du lịch đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, để hoạt động này vừa góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch, vừa tôn lên nhiều khía cạnh văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo, cần tầm nhìn chiến lược.

Nhận diện tiềm năng và hệ lụy

Việc khai thác du lịch, hoặc xây dựng khu du lịch gắn với yếu tố tâm linh đang ngày một gia tăng. Bên cạnh những tác động tích cực như thu hút khách du lịch, tăng nguồn thu cho địa phương, giải quyết việc làm cho người dân..., tình trạng này cũng đã và đang phát sinh không ít hệ lụy. Thực tế, không ít nơi ồ ạt đầu tư các dự án du lịch gắn với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, thậm chí làm công trình giả để thu lời bất chính; tình trạng thương mại hóa, đặt quá nhiều hòm công đức diễn ra tại nhiều điểm tham quan...

Gắn với các điểm du lịch có các hoạt động mang tính tâm linh. Các hoạt động ấy nếu đúng với tâm thức của người Việt, bảo đảm thuần phong mỹ tục và đúng các quy định pháp luật thì cần được tôn trọng. Tuy nhiên, thực tế nhiều hoạt động bị biến tướng, bị lợi dụng vào các mục đích xấu mang tính mê tín dị đoan, làm vẩn đục không khí thanh tịnh, linh thiêng nơi thờ tự.

Du khách tham quan chùa Đồng, Yên Tử, Quảng Ninh - Nguồn: Báo Quảng Ninh
Du khách tham quan chùa Đồng, Yên Tử, Quảng Ninh. Nguồn: Báo Quảng Ninh

Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo Chu Văn Tuấn lo ngại không gian tín ngưỡng, tôn giáo bị xâm lấn bởi những dịch vụ “ăn theo”. Vì lợi nhuận và sự quản lý yếu kém của chính quyền mà các dịch vụ chen nhau bủa vây không gian di tích, lễ hội, thậm chí có cả những dịch vụ, mặt hàng không phù hợp với không gian văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, lượng khách đến đông, sự quản lý thiếu chặt chẽ, ý thức của khách tham quan du lịch chưa tốt, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu... đã khiến cho không gian tín ngưỡng, tôn giáo trở nên xô bồ, hỗn loạn, làm mất đi nét đẹp của không gian thiêng, không gian văn hóa truyền thống.

Vấn đề quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch gắn với khai thác yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo cũng còn bất cập: một số công trình chưa được đánh giá tác động đối với môi trường sinh thái, cảnh quan; việc xác định chủ thể đầu tư là doanh nghiệp hay cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thiếu thống nhất... Đặc biệt, việc quản lý, cấp phép, tính tiền thuê đất, tính thuế đối với các dự án du lịch gắn với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thiếu nhất quán, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Mặt khác, du lịch gắn với tín ngưỡng, tôn giáo hầu như khách chỉ đi trong ngày. Do phụ thuộc vào mùa lễ hội nên thường tập trung vào dịp cuối năm và đầu năm âm lịch. Từ đặc điểm này dẫn đến những ngày chính hội (thường là chính lễ, chính giỗ, kị nhật của Phật, thần, thánh…) bao giờ cũng là thời điểm đông khách hành hương nhất, gây khó khăn cho công tác quản lý, cung cấp dịch vụ...

Cần lộ trình bài bản

Luật Du lịch hiện hành không có khái niệm “du lịch tâm linh”, tuy nhiên, hoạt động du lịch với lõi là tâm linh vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, từ quy mô nhỏ, vừa đến quy mô lớn và rất lớn. Để khai thác nguồn lực tín ngưỡng, tôn giáo phục vụ du lịch theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp, hướng tới phát triển du lịch bền vững, nhiều chuyên gia nhận định cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực này. Trong đó, hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật Du lịch cần đề cập đến hoạt động du lịch gắn với tín ngưỡng, tôn giáo như một loại hình. Bên cạnh đó, tập trung nghiên cứu và ban hành những quy định cụ thể điều chỉnh việc quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình tôn giáo tín ngưỡng có kết hợp phục vụ phát triển du lịch; có quy định chặt chẽ hơn để ngăn chặn việc doanh nghiệp lợi dụng vỏ bọc tâm linh, tôn giáo để kinh doanh...

Những năm gần đây, các khu du lịch văn hóa tâm linh có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo được hình thành ở nhiều tỉnh, thành phố, với quy mô rất lớn. Bên cạnh ý nghĩa tích cực cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý nhà nước đối với loại hình này. Trước thực tế đó, tháng 9 vừa qua, Bộ Nội vụ có Văn bản số 4998/BNV-TGCP gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát, báo cáo về các dự án khu du lịch văn hóa tâm linh có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có những quy định, chính sách phù hợp thời gian tới.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng mọi tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động lễ hội cần phải đặt trong một thiết chế nhà nước cụ thể, có sự quản lý và giám sát chặt chẽ của cơ quan văn hóa. Thậm chí, cần phân biệt rạch ròi những ngôi chùa, đền mọc lên với mục đích hành đạo và phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân với những ngôi chùa xây lên với mục đích thu lợi kinh tế. Nếu đã là hoạt động kinh doanh có thu lợi thì cần có sự quản lý chặt chẽ, trong đó phần thu lợi cũng cần nộp thuế bình đẳng như bất kỳ hoạt động kinh doanh sản xuất nào khác.

Theo PGS.TS. Dương Văn Sáu, giảng viên cao cấp, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống là thế mạnh, làm nên sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam. Ngành du lịch cần giới thiệu du khách đến với giá trị đích thực của các di sản văn hóa và tín ngưỡng truyền thống từng vùng miền. Mỗi tour du lịch văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo cần đọng lại trong tâm trí du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài một cách sâu sắc và riêng biệt...

Thực tế diễn ra thời gian qua cho thấy, việc khai thác các điểm tín ngưỡng, tôn giáo phục vụ du lịch cần lộ trình thận trọng, trong đó, cần có quy hoạch bài bản trên cơ sở khai thác giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo, để vừa gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội nhưng vẫn bảo đảm hài hòa về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.