Đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo

Hợp thành khối thống nhất, vững chắc

Qua lịch sử phát triển của đất nước, đoàn kết dân tộc, tôn giáo luôn được củng cố, tăng cường và mở rộng. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra rất nhiều thách thức, đòi hỏi cả nước hợp thành khối đại đoàn kết vững chắc, thực hiện ước nguyện vì một Việt Nam hùng cường.

Thách thức từ thực tế

Khi đất nước chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội cùng thách thức lớn của quá trình hội nhập, vấn đề đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc trở nên đặc biệt quan trọng. Từ yêu cầu đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền ngày càng quan tâm đến sự nghiệp đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Trên thực tế, nhiều dự án phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội hướng tới chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân và đã thu được kết quả lớn, tạo dựng niềm tin trong Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, trên con đường phát triển, đổi mới, hội nhập, nước ta còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách.

Đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc vì một Việt Nam hùng cường. Nguồn: ITN
Đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc vì một Việt Nam hùng cường. Nguồn: ITN

Các chuyên gia chỉ ra rằng, trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, an ninh khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, có những tác động tiêu cực của quá trình biến đổi khí hậu; nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện khó kiểm soát; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cùng với những yếu kém, hạn chế trong quản lý, điều hành trên một số lĩnh vực kinh tế, xã hội… Những điều đó kìm hãm, cản trở sự phát triển.

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng phá hoại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chúng ra sức sử dụng chiêu bài “tự do tôn giáo” để kích động mâu thuẫn tôn giáo; lợi dụng hội nhập quốc tế để xâm lăng, làm biến dạng các giá trị văn hóa truyền thống; tạo dựng “ngọn cờ”, lợi dụng các vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, lịch sử... để kích động, chia rẽ đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các dân tộc, tôn giáo.

Đáng chú ý, lợi dụng tình hình đời sống của số đông đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp so với mặt bằng chung, các thế lực thù địch, phá hoại kích động, lừa bịp thông qua hoạt động “tôn giáo”, “dân tộc”, tà đạo, đạo lạ... nhằm làm suy giảm sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trọng điểm của sự chống phá, chia rẽ này là ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo như Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ...

“Thành trì” bảo vệ, xây dựng Tổ quốc

Với một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như Việt Nam, thực hiện tốt đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa quyết định để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao nhận thức, tư tưởng về vấn đề đoàn kết dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới; đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo. Tiếp tục thực hiện tốt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo tại địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thông qua đó, xây dựng "thế trận lòng dân", củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước.

Quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc, đồng bào có đạo. Theo đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện chính sách đã có, nghiên cứu ban hành những chính sách mới để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, đồng bào có đạo nói riêng phải bám sát, phù hợp với yêu cầu cụ thể, bức thiết của Nhân dân địa phương và phải được quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Quan tâm, hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, đường giao thông, thủy lợi, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ tập quán lạc hậu, làm cho vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo tôn giáo không ngừng đổi mới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

Đồng thời, lắng nghe, tiếp thu, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, các tôn giáo. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc và đồng bào có đạo... Qua đó, tăng cường sự đồng thuận giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, sức mạnh vật chất, tinh thần của Nhân dân thông qua công tác vận động Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và củng cố mối quan hệ đoàn kết toàn dân tộc; tạo ra cơ chế để mọi người đồng thuận với nhau và đồng thuận với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng nhiệm vụ, từng giai đoạn phát triển của đất nước; tạo điều kiện để mỗi người dân được tôn trọng, có quyền bình đẳng như nhau, tích cực phấn đấu xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh đấu tranh, nhận diện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực; phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh hành vi chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây bất ổn về chính trị - xã hội; giải quyết dứt điểm các “điểm nóng” liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, không để kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động, chống phá. Nâng cao tinh thần cảnh giác, phát huy trách nhiệm của Nhân dân trong phòng tránh, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại.

Đây được ví như “thành trì” vững chắc để ngăn chặn mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Văn hóa - Thể thao

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.