Hội thảo “70 năm Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”

Sáng 19.7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "70 năm Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21.7.1954 - 21.7.2024)".

Dự hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Huy Vịnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao; lãnh đạo các ban, bộ, cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, đại diện gia đình các thành viên Đoàn đàm phán, ký kết và thi hành hiệp định Genève.

Hội thảo “70 năm Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” -0
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Tuấn Anh

Khẳng định tâm thế, bản lĩnh, trí lực của dân tộc Việt Nam

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, cách đây đúng 70 năm, ngày 21.7.1954, Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Genève (Thụy Sỹ) và trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta.

Trong lần tham dự đầu tiên này, ngoại giao Việt Nam đã khẳng định tâm thế, bản lĩnh, trí lực của một dân tộc có bề dày nghìn năm văn hiến; có ý chí quật cường bảo vệ nền độc lập; thấm đượm tinh hoa văn hóa dân tộc và tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, thời gian đã lùi xa, các nhân chứng lịch sử hầu như không còn. Tại hội thảo lần này, thông qua các trao đổi thẳng thắn, khoa học, khách quan để thống nhất nhận thức về vai trò và ý nghĩa của Hiệp định, trên cơ sở đó đề xuất những sáng kiến, bài học về vận dụng kinh nghiệm từ quá trình đàm phán, ký kết và thi hành Hiệp định trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác đối ngoại ngày nay.

Tại hội thảo, các tham luận dưới góc nhìn lịch sử đã góp phần làm sâu sắc hơn ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Hiệp định Genève. Đây cũng là cơ hội để đại biểu, chuyên gia, nhà nghiên cứu ôn lại, tổng kết, đánh giá những bài học quý báu, còn nguyên giá trị của Hội nghị Genève và Hiệp định Genève 1954 đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

5 bài học đối ngoại lớn

Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra thắng lợi to lớn kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của Nhân dân Việt Nam, đã trở thành mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng non trẻ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hội thảo “70 năm Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” -0
Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tuấn Anh

Ý nghĩa lịch sử to lớn của Hiệp định Genève được thể hiện rõ trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Genève thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 22.7.1954: “Ngoại giao ta đã thắng lợi to… Chính phủ Pháp đã thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta, thừa nhận quân đội Pháp sẽ rút khỏi nước ta...”.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, 70 năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị với những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu. 

Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi của Đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành được tại Hội nghị Genève là kết quả của đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, đường lối đối ngoại đúng đắn dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Hiệp định Genève là thành quả của cuộc đấu tranh bền bỉ của quân và dân ta, từ chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông năm 1947 đến Chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950 và tiến công Chiến lược Đông Xuân năm 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ba là, giữ vững độc lập, tự chủ; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết và trước hết. Đây là bài học mang tính nguyên tắc của nền ngoại giao Việt Nam, được thực hành, vận dụng sáng tạo bởi những nhà ngoại giao xuất sắc trong thời đại Hồ Chí Minh, xuyên suốt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Bốn là, quán triệt sâu sắc phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Genève cho thấy, nguyên tắc bất biến là giữ vững độc lập, tự chủ, kiên trì đấu tranh cho một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất trọn vẹn; ứng vạn biến là mềm dẻo, linh hoạt về sách lược trong những tình huống cụ thể để giành thắng lợi từng bước, từng bộ phận để đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Năm là, phát huy sức mạnh của Nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi trên bàn đàm phán tại Hội nghị Genève là chiến thắng của sức mạnh vĩ đại của Nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, với sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó có cả nhân dân tiến bộ Pháp và các nước thuộc địa...

Trong quá trình đàm phán tại Hội nghị Genève, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn coi trọng công tác tuyên truyền và tranh thủ dư luận quốc tế nhằm nêu cao lập trường chính nghĩa, vì hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại; thể hiện thái độ thiện chí và khát vọng độc lập của Nhân dân Việt Nam, vạch trần âm mưu phá hoại Hội nghị, kéo dài đàm phán của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.