Du lịch di sản chiến trường Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ không chỉ là một trận chiến lịch sử mà còn là biểu tượng cho tinh thần chiến đấu quật cường và lòng yêu nước của người Việt Nam. Với sức hút lịch sử đặc biệt này, việc phát triển du lịch từ cảm xúc, biểu tượng, sẽ là bước đi quan trọng cho địa phương.

Kết nối hiện tại với quá khứ

Theo bà Trần Thị Hiếu Anh, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, chúng ta đã có những tác phẩm nổi tiếng của thế hệ đầu nền mỹ thuật Việt Nam, như: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sáng; Hưởng ứng chiến thắng Điện Biên Phủ, Tình quân dân, Bộ đội hành quân qua đèo Lũng Lô tiến vào chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ Tô Ngọc Vân và hàng trăm bức họa kháng chiến của Trần Văn Cẩn, Đỗ Cung, Phan Kế An… sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc. 

Xem chất liệu thiên nhiên, đời sống sinh hoạt và cả một thời kỳ chiến đấu của quân và dân Việt Nam thể hiện trong các tác phẩm gắn với địa danh lịch sử Điện Biên Phủ nói riêng, Tây Bắc nói chung sẽ mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm đáng nhớ, sâu sắc và ấn tượng trong các tour du lịch giáo dục tại Điện Biên.

Bài đt cuối tuần: Du lịch cảm xúc di sản chiến trường Điện Biên Phủ -0
Du khách chiêm ngưỡng bức tranh Panorama tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ. Nguồn: dic.gov.vn

Khảo sát của các doanh nghiệp lữ hành cho thấy, Điện Biên là địa danh các trường đại học, viện nghiên cứu thường tổ chức cho học viên, sinh viên các chuyên ngành/ngành văn hóa nghệ thuật, trong đó có âm nhạc, mỹ thuật, thiết kế thời trang, đồ họa, điện ảnh, nhiếp ảnh… đi thực tế chuyên môn. Các chương trình này thường bao gồm tổ chức học tập tại các địa danh để người tham gia có cơ hội học hỏi trực tiếp từ môi trường và văn hóa mà họ đang nghiên cứu. Các chuyến đi sẽ mang lại cảm xúc để họ hoàn thành sản phẩm của mình.

Chuyên gia du lịch di sản và cộng đồng Phan Mạnh Tuấn cho rằng, toàn bộ TP. Điện Biên Phủ là một “bảo tàng ngoài trời” sống động. Do vậy, Điện Biên cần trân trọng, chăm chút, gìn giữ những di tích lịch sử trên địa bản, cho Việt Nam và thế giới.

Việc bảo tồn và phục hồi các địa điểm lịch sử như khu di tích Mường Phăng, đồi A1, hầm De Castries, kèm theo đó là các vật dụng chứng tích như hầm hào, vũ khí, xe thồ… là những điểm nhấn mang nhiều cảm xúc để du khách trải nghiệm một cách sinh động về lịch sử và kết nối giữa hiện tại với quá khứ hào hùng của cha ông. Di tích là các ngọn đồi, điểm cao vẫn còn tương đối nguyên vẹn, là những di sản quý mà Điện Biên cần có kế hoạch giữ gìn lâu dài.

Lưu giữ ký ức chiến trường

Với kiến thức và trải nghiệm về du lịch di sản, ông Phan Mạnh Tuấn đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phục hồi di sản với mục đích tôn vinh giá trị lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ, giúp du khách được trải nghiệm và mang lại cảm xúc, lòng biết ơn đối với sự hy sinh, mất mát to lớn của thế hệ cha anh, hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Cụ thể, theo ông Tuấn, cần dựng ảnh tài liệu tại vị trí tham quan để du khách có thể thấy thực địa đúng trong ảnh, cùng ghi chú giải thích các vị trí trên ảnh tương ứng với những gì du khách có thể quan sát được trên thực tế.

“Các bức ảnh cùng chú thích chi tiết sẽ tạo cảm xúc mạnh tới khách tham quan, kết nối không gian với thời gian, là tài liệu sinh động cho những gì họ được nghe, kể”, ông Tuấn cho hay.

Bài đt cuối tuần: Du lịch cảm xúc di sản chiến trường Điện Biên Phủ -0
Các di tích còn tương đối nguyên vẹn sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị, xúc động 

Cũng cần các cột nhỏ gắn biển mã QR tại các điểm di tích mà du khách dừng chân có thể bằng điện thoại thông minh kết nối và xem được thông tin, hình ảnh, câu chuyện hoặc clip mô phỏng trực tiếp về địa điểm mình đang đứng. Câu chuyện đã diễn ra tại đó là phần chủ đạo mang đến cảm xúc, là nội dung du khách có thể lưu giữ trong ký ức.

Về việc sử dụng âm thanh mô phỏng chiến trận Điện Biên Phủ, ở các khu tham quan chiến trường xưa hoặc di tích chiến tranh hoàn toàn có thể đưa vào các tiếng quân reo trong ngày toàn thắng tại hầm Đại tướng, tiếng pháo Việt Minh rung chuyển trên đồi A1, hay tiếng nhạc trầm hùng vang lên từ lòng đất tại đền thờ liệt sĩ chiến trường Điện Biên Phủ…

Theo nhà báo Mai Trung Kiên, có một tư liệu hình ảnh quý là những thước phim lưu giữ nguyên vẹn cảm xúc ngày chiến thắng. Đó là bộ phim tài liệu màu “Việt Nam trên đường thắng lợi” do đạo diễn Roman Karmen thực hiện 70 năm trước ngay tại chiến trường Điện Biên Phủ. Nên trình chiếu bộ phim này tại Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bên cạnh đó, khai thác hình ảnh từ giá trị văn hóa truyền thống Điện Biên. Những điệu xòe, nhảy sạp đặc trưng của văn hóa người Thái luôn được du khách Việt và quốc tế yêu thích, tham gia trong các chương trình giao lưu.

Điện Biên cũng nên kết hợp với các chuyên gia hình ảnh du lịch nhằm nghiên cứu, xây dựng các điểm nhìn bao quát từ trên cao để du khách chụp ảnh, check in. Gợi ý về điểm chụp ảnh như vậy nên áp dụng tại nhiều địa điểm như cánh đồng Mường Thanh, tuyến du lịch trên sông Đà, Mường Lay, cầu Hang Tôm, điểm cực Tây tổ quốc - A Pa Chải, ngã ba Việt Nam - Lào - Trung Quốc…

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.