70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024)

Đồng lòng hướng về chiến trường Điện Biên Phủ

Ngày 17.4, tại Điện Biên, đã diễn ra chương trình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Tại chương trình, nhiều đại biểu là chiến sĩ Điện Biên đã ôn lại một thời chiến đấu dưới mưa bom bão đạn.

Dù phải hy sinh xương máu cũng sẵn sàng

Cựu chiến binh Bùi Kim Điều (sinh năm 1930) hiện sinh sống tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ông nhập ngũ tháng 2.1952, chiến dịch Điện Biên Phủ ở C405 - E165 - Đại đoàn 312, với cương vị là Tiểu đội phó thông tin. Kỷ niệm đầu tiên của ông tại chiến trường là được tham gia trận chiến mở màn. “Chúng tôi được quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, ai nấy đều háo hức, tự hào và xác định tư tưởng, ý chí quyết chiến, quyết thắng, dù có phải hy sinh xương máu của mình cũng sẵn sàng”.

Những con người viết nên lịch sử -0
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao quà tri ân các cựu chiến binh nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ông Điều nhớ lại, đúng 17 giờ 5 phút ngày 13.3.1954, sau hiệu lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 40 khẩu pháo cỡ nòng 75 đến 120 ly đồng loạt nhả đạn vào các vị trí của quân Pháp trong cứ điểm Him Lam, bộ đội ta xuất kích bắt đầu trận đánh mở màn của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận đánh cứ điểm Him Lam kéo dài đến 23 giờ 30 phút đêm ngày 13.3.1954. Kết quả, Đại đoàn 312 đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt trung tâm đề kháng cứ điểm Him Lam, diệt 300 tên địch, bắt 200 tên, thu toàn bộ vũ khí, trang bị... 

Trận đánh mở màn đã thành công ngoài mong đợi. Sau đó, đơn vị ông Điều được giao nhiệm vụ tiếp tục bao vây đánh chiếm đồi Độc Lập, lúc này do bom đạn phá hủy làm mất thông tin liên lạc, có một công văn khẩn của trung đoàn gửi cấp tốc xuống 3 tiểu đoàn ký hiệu: Nam Kế, Nam Tiến, Nam Thắng. Ông Điều cùng 2 đồng chí nhận nhiệm vụ làm giao liên đưa công văn. 

Những con người viết nên lịch sử -1
Chiến sĩ Điện Biên Bùi Kim Điều

“Từ trung đoàn xuống tiểu đoàn chỗ xa nhất 3km chúng tôi phải chạy, luồn lách qua giao thông hào, lúc không có giao thông hào thì phải khom lưng chạy trong mịt mù của các quả đạn pháo binh. Lúc này có 2 đồng chí bị thương, còn lại một mình tôi. Lúc đó tôi lo nhất là không mang kịp công văn đến các tiểu đoàn, trong đầu chỉ nghĩ phải nhanh chóng đưa kịp công văn hỏa tốc và tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” - ông Điều nhớ lại.

Chiến dịch toàn thắng, đơn vị ông Điều được mừng chiến thắng ở Mường Phăng, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi, biểu dương.

Đầu đội trời chân đạp đất, viết tiếp bản hùng ca

Chiến sĩ Điện Biên Dương Chí Kỳ (sinh năm 1934), hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh, xúc động khi được từ thành phố mang tên Bác xa xôi trở lại thăm chiến trường xưa. Năm 1953, ông cùng các thanh niên tình nguyện xếp bút nghiên nhập ngũ theo lời kêu gọi của Bác Hồ. Ở chiến trường Điện Biên Phủ, ông thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, trực tiếp chiến đấu với nhiệm vụ là pháo thủ súng cối 82 của Pháp. 

“Chúng tôi được tham gia trận tổng công kích cuối cùng, làm hầm, làm đường hào vào cứ điểm A1, đưa súng cối 82 ra trận địa tối ngày 5.5.1954. Đánh cho tới trưa ngày 7.5, quân Pháp đầu hàng, quân ta đại thắng. Đêm 7.5, chúng tôi thu quân về đơn vị, thu chiến lợi phẩm và sau đó áp giải tù binh Pháp về đồng bằng”.

Theo lời kể của ông Kỳ, năm 1978, đơn vị ông được phân công trở lại Điện Biên Phủ để tham gia xây dựng chiến trường. Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng trong tâm trí ông vẫn nguyên vẹn những ký ức về gạo tám, cà phê Điện Biên… Và đó cũng chính là cơ duyên đưa ông đến với Trường Đại học Nông nghiệp sau này.

Những con người viết nên lịch sử -2
Chiến sĩ Điện Biên Dương Chí Kỳ

Ông Kỳ cho biết, ông luôn nhớ và biết ơn lực lượng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước đã đồng lòng hy sinh xương máu, góp gạo góp sức, hướng về chiến trường Điện Biên Phủ năm ấy. “Các đồng chí rất dũng cảm, với đầu trần chân đất, áo mộc đã khiêng vác, gánh gồng đạn dược, đã sáng tạo biến xe đạp của Pháp thành xe thồ, chở được hơn 3 tạ vật tư, cơm gạo mỗi chuyến ra chiến trường, để chúng tôi có sức, có vũ khí, có thêm tinh thần chiến đấu”

Các chiến sĩ Điện Biên năm xưa đầu đội trời chân đạp đất, áo mộc, anh dũng chiến đấu noi theo các anh hùng Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Bà Trưng, Bà Triệu, viết tiếp bản anh hùng ca chiến thắng của dân tộc. Nhiều đồng đội của ông Kỳ đã ngã xuống và hòa mình vào đất mẹ Tổ quốc thân yêu, họ hy sinh cho màu cờ và cho sự trường tồn của đất nước Việt Nam.

“Với tinh thần, khí thế của tuổi trẻ, chúng tôi đã sống, cống hiến và trưởng thành” - ông Dương Chí Kỳ nói.

Ông Dương Chí Kỳ cũng như các chiến sĩ Điện Biên khác chỉ có một tâm nguyện, những liệt sĩ Điện Biên được quy tập, nhang khói đầy đủ, những thương binh, bệnh binh Điện Biên được chăm lo để có cuộc sống hạnh phúc.

Các chiến sĩ Điện Biên cũng mong muốn thế hệ trẻ thời đại mới, thời đại 4.0, sẽ ghi nhớ những bài học và giá trị lịch sử; không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, noi gương các anh hùng, liệt sỹ; vượt qua mọi khó khăn, thách thức để xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu đẹp, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.