Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm là một trong những lễ hội đặc sắc bậc nhất của xứ Đoài, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
Lễ hội vừa là dịp tưởng nhớ ân đức của Đức Thánh Tản có công trị thủy, dạy dân đánh cá, vừa là dịp tụ họp đông đảo nhân dân tham gia.
Tương truyền, ngôi đình Tường Phiêu là nơi thờ phụng Tản Viên Sơn Thánh, vì ngài đã dạy nhân dân nơi đây đánh cá ở dòng Tích Giang. Theo truyền thuyết dân gian, thánh Tản Viên đi khắp mọi nơi dạy nhân dân làm ăn sinh sống như dạy dân làm ra lửa, dạy dân làm ruộng và mở hội, dạy dân săn bắn, dạy dân luyện võ, dạy dân dệt lụa, dạy dân múa hát..., và ở vùng Tường Phiêu, Tuy Lộc, Tản Viên Sơn Thánh đã dạy dân kéo vó, đánh cá: Khi đi qua vùng sông Hồng, sông Tích, nước mênh mông, thấy dân chúng chỉ biết mò cá và úp cá, rất vất vả, Sơn Tinh bày cách cho họ kiếm dây để đan vó, vó có cần, vó có trục, vó có dây kéo, nghề kéo vó hình thành từ đó... Khi Thánh Tản và đoàn tùy tùng đã trở về núi vào ban đêm khá muộn, để tiễn Ngài và đoàn tùy tùng, dân làng đã dùng cây khô làm đuốc để soi đường và để chiêm ngưỡng đức Thánh được lâu hơn.
Để tưởng nhớ và lưu lại muôn đời cho con cháu về cảnh tiễn đưa hoành tráng và đầy lưu luyến của dân làng đối với đức Thánh khi về núi, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, dân làng Tường Phiêu đã tổ chức lễ hội rước Tam vị Thánh Tản và Thành Hoàng làng từ đình Cả lên đền Ngô Sơn (đền Ngo) để các ngài thăm lại chốn thờ tự xưa và đức Thánh thăm lại nơi đã tuần du và giúp dân làng trị thuỷ trị thủy, dạy người dân đánh cá.
Đây cũng là dịp để người ở xã trở về nguồn cội, giao lưu gắn kết cộng đồng làng xã, địa phương, thắt chặt tình đoàn kết. Hiện nay, lễ hội còn duy trì nhiều hoạt động truyền thống, trong đó đặc sắc nhất là tục rước đêm 14 tháng Giêng, rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu, ba năm tổ chức một lần (vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu) đã tồn tại từ rất lâu đời và được dân làng gìn giữ, lưu truyền đến ngày nay.
Kiệu long sàng (kiệu rước Tam vị Đức Thánh Tản Viên Sơn) với 3 cỗ ngai sơn son thiếp vàng cổ, bài vị: Tản Viên Sơn chính vị, Tản Viên Sơn hữu vị Tản Viên Sơn tả vị, có 3 lọng và một tàn tre uy nghiêm
Lễ hội gắn với Di tích Quốc gia đặc biệt Đình Tường Phiêu
Người dân xã Tích Giang chọn ra những nam giới có sức khoẻ tốt để làm phu rước kiệu thánh
Trước đó, ngày 3.2, Ban Tổ chức và người dân địa phương đã thực hiện nghi thức làm các cây đình liệu (đuốc) để thắp sáng trong lễ hội
Các cây đình liệu khổng lồ được người dân chung tay làm và dựng tại Lễ hội đình Tường Phiêu
Để dựng được cây đình liệu khổng lồ, người dân phải dùng máy cẩu
Cây đình liệu được người dân tại xã Tích Giang dựng để chuẩn bị cho lễ hội
Các nghi lễ lấy lửa, khai hoả, thắp sáng cây đình liệu thứ nhất, lễ rước long sàng, kiệu thánh tới đền Ngô Sơn (đền Ngo) theo đường đê, xuống dốc cổng đền và đến trước sân vị trí đặt kiệu long sàng, chuẩn bị làm lễ dâng hương, dâng hoa
Các cây đuốc lớn được thắp sáng ở Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu
Hàng ngàn người đổ về đền Ngô Sơn tham dự lễ rước trong tiếng trống, tiếng chiêng cùng tiếng hòa vang của đoàn rước, tất cả tạo nên bầu không khí linh thiêng, nhộn nhịp. Cây đình liệu lớn được dựng giữa cánh đồng dùng để thắp sáng ở Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu
Những bó đuốc năm xưa nay thể hiện bằng các cây đình liệu và đuốc rồng, được nhân dân chuẩn bị suốt cả năm để thắp sáng cả một vùng rộng lớn từ đền Ngo về đến đình Tường Phiêu
Các cây đình liệu được người dân làm từ tre, rào, trụ được cây gỗ lớn được Ban Tổ chức đốt để thắp sáng trong lễ rước kiệu thánh
Năm nay, vào khoảng 19h30 tối 14 tháng Giêng, dân làng bắt đầu thực hiện nghi lễ lấy lửa và đốt đuốc rồng, đốt các cây đình liệu lớn, đồng thời rước kiệu thánh từ đền Ngo về đình Tường Phiêu
Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Tích Giang Nguyễn Đức Chung
Theo Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Tích Giang Nguyễn Đức Chung, trong lễ hội đình Tường Phiêu có nghi lễ rước kiệu Thánh vào ban đêm rất thiêng liêng và đặc sắc. Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu có các cây đuốc rồng và 4 cây đình liệu do các thôn dân cư của xã góp công, góp sức làm. Lễ rước Thánh hồi đình bắt đầu bằng việc lấy lửa đốt đuốc và các cây đình liệu. Đuốc và các cây đình liệu được bó bằng các thân các cây rào và tre nứa khô tết vào nhau, dựng thành hình phễu, cao khoảng 10-15 mét. Khi kiệu đi tới đâu đuốc đình liệu rực sáng tới đó, đuốc rồng rừng rực sáng quanh các kiệu… Người đi chảy hội rước đông vui rạng rỡ dưới ánh đuốc, ai cũng muốn len tới chui qua kiệu cầu lộc, cầu điều may mắn…
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày sinh của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2025), Không gian nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp và Gallery39 đồng tổ chức sự kiện nghệ thuật ý nghĩa mang tên: Gốm Thiệp.
Việc chính thức khai trương các hành trình tham quan vịnh Bái Tử Long được tỉnh Quảng Ninh đánh giá là dấu mốc quan trọng trong khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo, đưa Vân Đồn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 - năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.
“Những câu chuyện cổ phố Broca” là tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của nước Pháp, nay được dịch giả Nguyên Kan dịch sang tiếng Việt, Nhà xuất bản Hà Nội và Crabit Kidbooks liên kết ấn hành.
Các nội dung về di sản văn hóa ngày càng tạo sức hút trên các nền tảng số. Tuy nhiên, cần cân bằng giữa tính sáng tạo để hấp dẫn người xem và giữ giá trị cốt lõi của di sản.
Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 15.4, Tuần lễ phim Iran do Đại sứ quán Iran tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, mang đến những phim nổi bật nhất của điện ảnh xứ Ba Tư, được sản xuất từ năm 2023 - 2025.
Yuichi Kimura, tác giả bộ sách tranh Ehon nổi tiếng của Nhật Bản “Cùng chơi với bé” sẽ trực tiếp giao lưu với độc giả Việt Nam vào sáng 29.3, tại Hà Nội.
Những nhà sáng tạo nội dung được yêu thích trên TikTok như: Phạm Đức Anh (@ducanh94), Giao Cùn, Mèo Trái Đất... sẽ tham gia hành trình đưa di sản văn hóa tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ.
Tương lai của ngành xuất bản phụ thuộc vào khả năng thích ứng và tận dụng hiệu quả tiến bộ công nghệ số, đòi hỏi các giải pháp đồng bộ, từ đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến bảo vệ bản quyền và tiếp cận độc giả.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định và xây dựng kế hoạch tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” tại Nghệ An nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025), trong khuôn khổ Lễ hội Làng Sen 2025.
Chiều 27.3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc triển lãm “Xuôi dòng sông Thu 2025”, quy tụ 24 họa sĩ cùng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo nhằm gây quỹ xây nhà cho người nghèo ở miền Trung.
Căn cứ kết quả bốc thăm vòng loại giải bóng đá Nữ vô địch châu Á - Asian Cup 2026 vừa được Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) công bố, đội tuyển nữ Việt Nam nằm ở bảng E, cùng các đối thủ Guam, UAE và Maldives.
Cùng với việc du khách có thêm lựa chọn di chuyển khi cao tốc Bắc - Nam thông tuyến, hàng không tăng chuyến, du lịch Quảng Bình có nhiều dấu hiệu tích cực khi một số điểm lưu trú đã kín phòng từ giữa tháng 3.
Cuốn sách “Chọn cho hay chọn bỏ - Thị trường văn hóa Trung Quốc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” của TS. Trần Thị Thủy (chủ biên) và nhóm tác giả Viện Nghiên cứu Trung Quốc mang đến những gợi mở đối với thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Sáng chủ nhật, ngày 30.3, tại Allan Coffee, Công viên Tuổi trẻ, 1 Võ Thị Sáu, Hà Nội, công ty Sách Liên Việt sẽ tổ chức buổi ra mắt cuốn sách song ngữ “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh (1976). Đây là cuốn sách đầu tiên dành toàn bộ nội dung chỉ nói về Lan Hài ở Việt Nam.
Ngày 26.3, Báo Nhân Dân phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch nổi tiếng của tỉnh.
Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua cuộc chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ số, vừa mang đến cơ hội chưa từng có để tiếp cận độc giả, vừa đặt ra không ít thách thức đòi hỏi sự thích ứng và đổi mới toàn diện.
Chiều ngày 26.3, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra lễ khai mạc sự kiện Hà Nội Art Fair với tên gọi "đa sắc". Đây là triển lãm tranh và trưng bày các sản phẩm ứng dụng nghệ thuật vào cuộc sống.
Triển lãm “Trên đỉnh đổi thay” của nhiếp ảnh gia Bạch Nam Hải sẽ trưng bày 68 tác phẩm, trích từ bộ ảnh tư liệu cùng tên được thực hiện tại Sa Pa từ năm 2017 - 2024.