Cuộc chiến thầm lặng tiếp nối Hiệp định Paris

Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một bước tiến dài để chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân 1975. Vì vậy, vấn đề bảo đảm thi hành Hiệp định đặt ra yêu cầu rất cao, nhằm giám sát sự rút quân của Mỹ cũng như việc trao trả nhân viên quân sự và dân sự giữa các bên liên quan.

Tọa đàm
Tọa đàm "Thi hành Hiệp định Paris - Câu chuyện của những nhân chứng lịch sử Trại Davis" sáng 25.4

Trại Davis nguyên là trại lính của quân đội Mỹ ở phía Tây Nam căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, là trụ sở của Ban Liên hợp Quân sự và là nơi hai đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đóng quân.

“Pháo đài” trong lòng địch

Chia sẻ tại Tọa đàm “Thi hành Hiệp định Paris - Câu chuyện của những nhân chứng lịch sử Trại Davis” sáng 25.4, Đại tá Đào Chí Công, sĩ quan đối ngoại Văn phòng Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Trưởng Ban liên lạc Hội CCB Ban Liên hợp Quân sự Trại Davis, cho biết, ngay sau khi Hiệp định được ký kết ngày 27.1.1973, Đảng đã điều động lực lượng cán bộ, sỹ quan lên đường làm nhiệm vụ tại Trại Davis vào ngày 28.1.1973. Đến ngày 30.4.1975, lực lượng Liên hợp quân sự đã đấu tranh cách mạng, thực thi Hiệp định Paris ngay giữa trung tâm đầu não của Việt Nam Cộng hòa.

“Chúng tôi bị cô lập trong các dãy nhà mái lợp fibro xi măng, bao quanh là hàng rào thép gai dày đặc. Nội thất, đồ dùng, bàn ghế hoàn toàn bằng sắt, lại sinh hoạt dưới thời tiết nắng nóng của Sài Gòn, khiến chúng tôi thấy rất áp lực. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh ấy, các thành viên trong đoàn lợi dụng tiếng máy bay lên xuống để cắt sàn nhà, đào hầm trú ẩn. Xẻng cuốc không đủ anh em phải dùng lưỡi lê, dao găm, cọc màn bằng sắt đập dẹt làm xà beng. Thế là Trại Davis đã hình thành hệ thống hầm hào, công sự liên hoàn, có hầm chỉ huy, hầm quân y…”, Đại tá Đào Chí Công kể.

Nhớ lại những ngày tháng gian khổ, Đại tá Đinh Quốc Kỳ, nguyên sĩ quan liên lạc cho biết thêm, tại các dãy nhà, địch giở các thủ đoạn hòng quấy nhiễu như đặt máy nghe trộm, cắt điện nước. Khi đó, để bảo đảm bí mật Ban An ninh của đoàn phải dò tìm nhằm phát hiện và tháo gỡ các thiết bị nghe trộm gắn trong tường. Việc bị cắt nước thì anh em tổ chức đào giếng, song với việc bị cắt điện, đoàn ta vẫn bình thản chịu đựng dù phải sống trong những căn nhà lợp fibro xi măng dưới cái nắng như thiêu đốt.

Sĩ quan chính trị Phạm Văn Lãi cũng không quên một thời làm nhiệm vụ chiếu phim phục vụ cán bộ, chiến sĩ ta trong Trại Davis. Ngày ấy, dù cuộc sống bị giới hạn bên trong 13 vọng gác của địch, suốt ngày bị chĩa súng vào, các thành viên hai đoàn vẫn rất bình thản, sống trật tự và có kỷ luật. Những hoạt động thể thao như chơi bóng bàn, bóng chuyền, những chương trình giải trí bằng âm nhạc, chiếu phim được duy trì đều đặn. Nhiều khi, địch còn gây khó khăn trong việc tiếp tế, nhưng tất cả vẫn vui vẻ, lạc quan, phục vụ mục đích lớn nhất bấy giờ là đấu tranh buộc đối phương tuân thủ các điều khoản Hiệp định Paris.

Quyết chiến cho ngày thống nhất

Quá trình đàm phán, đấu tranh dư luận luôn là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện Hiệp định Paris ở miền Nam. Đại tá Đào Chí Công kể lại, hai đoàn đại biểu quân sự của ta luôn thực hiện nhiệm vụ này một cách chủ động, tích cực. “Chúng tôi đấu tranh mạnh mẽ thúc đẩy việc hoàn thành trao trả tù quân sự và tù dân sự của các bên bị bắt trong chiến tranh, buộc đội quân xâm lược ra khỏi miền Nam đúng thời hạn, thực hiện trọn vẹn yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút". Bên cạnh đó, chúng tôi phối hợp và hỗ trợ cho tiếng súng ngày càng mạnh của ta trên chiến trường, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận thế giới để tiến hành trận quyết chiến cuối cùng "đánh cho ngụy nhào", thống nhất Tổ quốc. Hàng tuần, chúng tôi tổ chức các cuộc họp báo có sự tham gia của hàng trăm phóng viên trong nước và quốc tế, kịp thời nắm bắt diễn biến trên chiến trường, nắm bắt thông tin, bằng chứng xác thực về hành động của đối phương để thực thi nhiệm vụ...

CCB Phạm Văn Lãi kể, khoảng 8 giờ ngày 30.4.1975, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn - Trưởng đoàn đại biểu quân sự, lệnh cho Trung tá Mười Sương, Trưởng ban Chính trị gọi ông lên giao nhiệm vụ lấy lá cờ to nhất mang cắm lên tháp nước Trại Davis. Thượng sĩ Phạm Văn Lãi, khi đó mới 23 tuổi phấn khởi vì được thủ trưởng tin cậy, với nhiệt tình cách mạng của tuổi trẻ, đã quyết định trực tiếp treo cờ. Anh cùng với cảnh vệ Nguyễn Văn Cẩn chạy băng qua sân Trại, chui vào lồng bảo vệ trèo lên đỉnh tháp, buộc chắc hai đầu. Lá cờ giải phóng tung bay trên đỉnh tháp trong sân bay Tân Sơn Nhất, từ xa hàng cây số đã nhìn thấy, vừa là vật chuẩn cho pháo binh ta tính toán phần tử bắn chính xác, làm chuẩn cho bộ đội tiến công, khích lệ bộ đội ta dũng mãnh xông lên. Quân địch ở Bộ Tổng Tham mưu ngụy tại cổng Phi Long cách đó gần 1 cây số, lính Sư đoàn dù, đơn vị tăng - thiết giáp ngụy đóng gần Trại Davis và tàn quân đang tháo chạy nhìn thấy lá cờ giải phóng, càng thêm hoảng loạn, tan rã...

Qua 823 ngày đêm tại Trại Davis (28.1.1973 - 30.4.1975), phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao quân sự, đấu tranh bảo đảm việc thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam. Trại Davis khi đó với 300 thành viên ưu tú, không có gì trong tay, nhưng họ đã cố gắng liên lạc, kết nối với nhau, kiên trung, vững vàng, đoàn kết, đấu tranh đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn tuân thủ Hiệp định Paris, góp phần làm nên thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024
Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024

Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình
Văn hóa

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Việt Nam hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.

"Mối giao cảm" của Tina Merandon
Văn hóa - Thể thao

"Mối giao cảm" của Tina Merandon

Nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật trong cuộc sống hàng ngày, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Mối giao cảm giữa con người và động vật" của nghệ sĩ người Pháp Tina Merandon, trong khuôn khổ chương trình Nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon 2025.

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách
Văn hóa - Thể thao

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách

Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 được tổ chức tại Thư viện Quốc gia Việt Nam có chủ đề "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" nhằm khẳng định vai trò to lớn của sách trong bồi đắp tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc.

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu

Vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, di sản kiến trúc trầm mặc, nét đặc sắc của phong tục tập quán và sự bình dị của đời sống trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, dẫn người xem vào chuyến du ngoạn qua ba miền đất nước thông qua những nét vẽ, mảng màu sinh động.

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt trên cả nước, mang đậm dấu ấn lịch sử, nghệ thuật và lòng tự hào dân tộc.