Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên

Bác Hồ chưa một lần đến với Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chưa một lần đón Bác nhưng Tây Nguyên luôn ở trong trái tim Người. Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên vô cùng kính yêu và biết ơn Người. Người là niềm tin, là lẽ sống đối với đồng bào Tây Nguyên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.

Mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn nắng gió là quê hương của anh hùng Núp và những trường ca Đam San, những rừng xà nu, bóng cây Kơ nia hay những lễ hội, với không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã và đang hiện hữu những di tích, công trình lịch sử văn hóa là biểu tượng, là sức mạnh tinh thần đại đoàn kết. Đây cũng trở thành địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, tuyên truyền giáo dục khối đại đoàn kết của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -0
Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trong Bảo tàng tỉnh Gia Lai là địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, nơi để đời đời con cháu về "Nhà Bác Hồ” tham quan học tập, tưởng niệm, ghi công lao to lớn của Bác

Cách đây 78 năm, ngày 19.4.1946, giữa những ngày Nhà nước cách mạng còn non trẻ, Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku kêu gọi đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, miền Nam nói chung hãy đoàn kết thương yêu nhau để chiến đấu giành độc lập: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”… “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.

Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại không chỉ đối với đại hội và những người dự đại hội mà còn là tư tưởng chiến lược về đại đoàn kết dân tộc, về sức mạnh của nhân dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay.

Lời kêu gọi đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại hội đoàn kết các dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng đối với đảng bộ, chính quyền, mặt trận Việt Minh và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên đối với công tác vận động, đoàn kết dân tộc, chuẩn bị lực lượng kháng chiến ngay trước khi quân Pháp tái chiếm tỉnh. Đại hội là ngọn cờ tập hợp, đoàn kết rộng rãi đồng bào các dân tộc để kháng chiến, sau đại hội nhiều nơi trên địa bàn Tây Nguyên cũng như trong tỉnh đã tổ chức các cuộc liên hoan đoàn kết dân tộc, thề cùng nhau chiến đấu chống thực dân Pháp.

Bức thư tuy ngắn gọn, nhưng hàm chứa nội dung rộng lớn sâu sắc về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người, về tấm lòng của Đảng, của Bác, của Chính phủ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Nam. Thực tiễn lịch sử chứng minh đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng đã thấm nhuần lời dạy trong thư Bác Hồ, đoàn kết một lòng quyết tâm theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng dù gian khổ hy sinh, dù đói cơm lạt muối vẫn không nao núng, sờn lòng cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành lại độc lập tự do cho dân tộc, thống nhất tổ quốc, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Người dân Tây Nguyên chưa một lần được đón Bác, nhưng tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên dành cho Bác là không ai có thể nói hết bằng lời, viết hết bằng chữ. Với tâm niệm “không được đón Bác vào thăm thì làm nhà rước Bác về ở”, cách đây hơn 40 năm công trình nhà trưng bày hình ảnh về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Gia Lai - Kon tum được khới công xây dựng vào ngày 2.9.1982.

Công trình hoàn thiện được khánh thành, đưa vào hoạt động ngày 19.5.1984 nhân kỷ niệm 94 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phục vụ đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tỉnh Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Ngày 4.6.1988, trung ương ra quyết định công nhận Nhà trưng bày hình ảnh về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Gia Lai - Kon Tum là một chi nhánh thuộc hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn quốc. Ngày 18.12.2018, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký Quyết định số 587/QĐ-UBND về việc thành lập bảo tàng tỉnh trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị: Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai - Kon Tum, Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). 

Có thể khẳng định rằng, trong hơn 40 năm qua Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai - Kon Tum luôn là công trình văn hóa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã đáp ứng được nguyện vọng và tình cảm thiêng liêng của các dân tộc đối với Bác Hồ, để đời đời con cháu “về nhà Bác Hồ” tham quan học tập, tưởng niệm, ghi công lao to lớn của Bác. “Nhà Bác Hồ” mãi luôn là di sản quý giá đọng lại trong lòng đồng bào Tây Nguyên.

Nhà lưu niệm Bác (Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai - Kon Tum) vừa là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, cũng vừa là nơi thể hiện tinh thần đại đại kết của các dân tộc Tây Nguyên một cách rõ nét nhất: Nhà lưu niệm Bác đã được xây dựng trên sự đồng thuận, đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, nhân dân đã góp sức người sức cùng xây dựng “Nhà Bác” trong niềm hân hoan, phấn khởi và đồng thuận. “Nhà Bác” cũng là nơi để lớp lớp con cháu cùng trở về ôn lại truyền thống cách mạng dân tộc, để báo công với Bác… cũng là nơi một lần nữa tình cảm, tình đoàn kết dân tộc được thắt chặt hơn, keo sơn sơn bao giờ hết.

Một số hình ảnh trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai) thể hiện tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Bác Hồ:

Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -0Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -1
Quảng trường Đại Đoàn Kết ở TP. Pleiku (Gia Lai), nơi đặt tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm được nhiều người dân đến tham quan, học tập và là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn
Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -0
Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn là địa điểm được nhiều thế hệ con em các dân tộc Tây Nguyên tìm đến để học tập, thể hiện lòng tôn kính, yêu quý với Bác Hồ
Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -0Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -1Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -2
Bên trong Bảo tàng Hồ Chí Minh trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật gắn liền với cuộc đời Bác Hồ và tình cảm của Người dành cho nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh Bảo tàng tỉnh Gia Lai
Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -0Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -1
Tượng Bác Hồ bằng gỗ hương, tượng đồng, bản điêu khắc di chúc, bức thư gỗ là 4 hiện vật tiêu biểu của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh Bảo tàng tỉnh Gia Lai
Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -0
Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên về dự lễ khánh thành bức thạch thư của Bác Hồ tại khuôn viên Tỉnh ủy Gia Lai
Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -0
Ngày 19.4.1946, Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, kêu gọi đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, miền Nam nói chung hãy đoàn kết thương yêu nhau để chiến đấu giành độc lập. Bức thạch thư được đặt tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku (Gia Lai), là điểm thăm quan của nhiều thế hệ cán bộ, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên
Có một “Nhà Bác Hồ” ở Tây Nguyên -0
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku (Gia Lai). Ảnh Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism
Văn hóa - Thể thao

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism

Ngày 22.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UN Tourism và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng du lịch tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism, từ ngày 9 - 11.12, tại Quảng Nam.

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.