Chiến thắng Điện Biên Phủ: Vận dụng sáng tạo tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng quân sự của Người, mà chiến dịch Điện Biên Phủ là một biểu hiện sinh động của sự thành công đó.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh -0
Hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh” sáng 14.5, do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức

Sáng 14.5, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024); 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2024); hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng và Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18.5.

Sức mạnh “toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Thượng tá Lê Vũ Huy cho biết, năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc đã bước sang năm thứ 8, quân dân Việt Nam càng đánh càng mạnh, thực dân Pháp càng tiếp tục chiến tranh càng bị động và lún sâu vào cuộc chiến không lối thoát. Trước tình thế đó, thực dân Pháp cử Tướng Navarre làm Tổng Chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, tăng cường lực lượng, vũ khí, trang bị hòng xoay chuyển tình thế, chuyển bại thành thắng.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo linh hoạt của Bộ Tổng Tư lệnh, quân dân Việt Nam đã huy động sức mạnh của toàn dân tộc cho Chiến dịch. “Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm, chủ trương, giải pháp tạo ra những nhân tố, điều kiện để quy tụ, khơi dậy lòng yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân và toàn thể dân tộc, chiến đấu vì lợi ích của Tổ quốc, tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam”, Thượng tá Lê Vũ Huy nhận định.

Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào thi đua ái quốc với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến”. Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh đã tăng cường cán bộ dân vận cho chiến trường; đồng thời, chỉ đạo cơ sở các cấp và bộ đội nắm tình hình, giác ngộ, động viên, vận động quần chúng một lòng, một dạ tin theo Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tận tâm phục vụ và tham gia đóng góp sức người, sức của cho chiến dịch.

Theo Phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Đỗ Thị Thu Hằng, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình kháng chiến, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho Nhân dân. Với chủ trương “kháng chiến kiến quốc”, xây dựng chế độ mới, củng cố hậu phương, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện giảm tô tiến tới cải cách ruộng đất... đã khơi dậy được sức mạnh phi thường của quần chúng, tạo ra khả năng to lớn để huy động sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến, đáp ứng nhu cầu to lớn của cuộc kháng chiến trường kỳ.

Ý chí, khát vọng độc lập, tự do

Là cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nhiều chông gai, mất mát và hy sinh, song theo khẳng định của các chuyên gia lịch sử, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không làm giảm ý chí, quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả dân tộc Việt Nam về mong ước và khát vọng một đất nước độc lập, tự do.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh -0
Ngày 6.12.1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ. Ảnh: Tư liệu

Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, PGS.TS Lý Việt Quang cho rằng, tư tưởng, tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện trong các quyết định của Người, từ xác định chủ trương, đường lối quân sự, chỉ đạo phương pháp tác chiến chiến lược.

Cũng theo PGS.TS Lý Việt Quang, kết tinh và luôn nêu cao khát vọng hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực hoạt động và thể hiện thiện chí của Nhân dân Việt Nam nhằm tránh cho hai dân tộc Việt Nam và Pháp một cuộc chiến tranh đầy đau thương, mất mát và xây dựng quan hệ hữu nghị tốt đẹp mới phù hợp với tình hình thế giới và trong nước đã thay đổi.

Nhưng trước dã tâm của thực dân Pháp muốn xâm chiếm, nô dịch Việt Nam một lần nữa, Nhân dân cả nước đã phải tiến hành cuộc kháng chiến để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám, bảo vệ nền độc lập, tự do, hạnh phúc non trẻ. Dù phát động toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống kẻ địch xâm lược, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nêu cao thiện chí hòa bình của quân dân Việt Nam và xác định quân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa là để bảo vệ độc lập, tự do, hạnh phúc, để lập lại hòa bình của đất nước.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, bản lĩnh trí tuệ Việt Nam, tư tưởng, tinh thần chiến đấu “thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, ý chí quyết chiến quyết thắng của Quân đội Nhân dân, lực lượng vũ trang Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có sự đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của quân đội và Nhân dân ba nước Đông Dương, sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước anh em và Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế Ngô Minh Thuấn đánh giá, chiến thắng Điện Biên Phủ khẳng định lòng tự hào, tự tôn dân tộc, sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng và sức mạnh của con người Việt Nam trong điều kiện mới. "Để phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước, cấp ủy Đảng và chính quyền, đoàn thể các cấp cần quán triệt hơn nữa lời căn dặn: Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa… đúng như quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh 70 năm trước.

Văn hóa - Thể thao

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.