Cần hướng đi mới và tư duy khác

Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của Nhân dân, cần một hướng đi mới, một tư duy khác, nhất là tạo cơ chế, chính sách mở để huy động hiệu quả nguồn lực ngoài nhà nước.

Doanh nghiệp vẫn đang chờ

Trong 10 thiết chế làm rạp chiếu phim, chỉ 6 thiết chế có 3 cụm rạp trở lên, trong đó có 1 doanh nghiệp nhà nước duy nhất là Trung tâm chiếu phim quốc gia, còn lại đều của nước ngoài và tư nhân. Hàn Quốc chiếm 65% thị phần phòng chiếu, còn lại là các doanh nghiệp Việt Nam. Đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành điện ảnh, thế nhưng, chính sách cho doanh nghiệp nước ngoài và tư nhân còn rất hạn chế. Đây là nhận định của Tổng giám đốc Công ty BHD Ngô Bích Hạnh tại Hội thảo Văn hóa 2024.

Theo bà Ngô Bích Hạnh, Luật Điện ảnh (sửa đổi) chưa có chính sách mới gì về thuế cho các doanh nghiệp làm điện ảnh. Thậm chí, dự thảo Luật Thuế VAT (sửa đổi) đang đề xuất tăng thuế cho rạp chiếu từ 5% lên 10%, nên các doanh nghiệp thực sự khó khăn. Phí quá cao cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp rạp chiếu phim ở Việt Nam. “Các thiết chế đều đang chịu tiền thuê đất quá cao, trong lúc các rạp phải thuê chủ yếu ở trung tâm thương mại với mức giá tương tự thuê quán ăn hay cửa hàng... Nhà nước có chính sách gì để chúng tôi được hưởng một mức thuế phù hợp hơn? Liệu rằng có thể ưu đãi vốn vay cho doanh nghiệp làm văn hóa hay không? Những vấn đề này chúng tôi vẫn đang chờ…”, bà Ngô Bích Hạnh nói.

GS. TS. Thái Kim Lan, Việt kiều Đức, người sáng lập Bảo tàng gốm cổ Sông Hương (Huế) chia sẻ, Bảo tàng cũng gặp nhiều khó khăn. “Bảo tàng tư nhân là một nguồn lực ý nghĩa đóng góp vào đời sống văn hóa. Tuy nhiên, khó khăn của chúng tôi chính là đất và cơ sở pháp lý để chúng tôi có thể tin tưởng vào sự phát triển vững chắc, lâu dài. Như Bảo tàng gốm cổ Sông Hương hiện được xây dựng trên đất của gia tộc. Còn việc phát triển ở cơ sở khác rất khó khăn. Chúng tôi đã xin tỉnh Thừa Thiên Huế để xây dựng Bảo tàng Áo dài, nhưng 2 - 3 năm rồi vẫn đợi”.

Cần hướng đi mới và tư duy khác
Phiên thảo luận với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" trong khuôn khổ Hội thảo Văn hóa . Ảnh: Lâm Hiển

Thực tế đến nay, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương đi đầu trong việc tạo cơ chế, chính sách đầu tư cho bảo tàng ngoài công lập. Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải, từ năm 2020, ngành văn hóa, thể thao đã tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách ưu đãi cho hệ thống bảo tàng ngoài công lập. Chính sách đó có 5 ưu đãi về thuê cơ sở nhà đất, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ quảng bá, tạo vật phẩm đặc trưng cho bảo tàng, đặc biệt là cơ chế phối hợp công - tư. Từ đó, tạo nên những điểm sáng hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, Huế vẫn đang xoay xở trong hệ thống chính sách hiện có.

“Băn khoăn ở chỗ tại sao có chính sách hỗ trợ mà áp dụng rất khó khăn? Trên thực tế, khi xây dựng đề án xây dựng bảo tàng tư nhân, ngành tài chính vẫn áp theo quy định chứ không hề có ưu đãi. Thừa Thiên Huế duy nhất có Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn là bảo tàng tư nhân được miễn thuế đất trong 30 năm. Đây là trường hợp đặc biệt”, ông Phan Thanh Hải nói.

Chính sách thống nhất, cụ thể

Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi cho hệ thống thiết chế làm rạp chiếu phim hay phát triển hệ thống bảo tàng tư nhân cần môi trường thể chế, chính sách để xã hội có thể tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành hiệu quả. Nhìn riêng góc độ bảo tàng tư nhân, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết, cần nhận thức rằng thiết chế này góp phần quan trọng vào hệ thống các thiết chế giúp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. “Trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội kỳ họp tới, đây sẽ là điểm nhấn quan trọng. Chúng tôi xây dựng dự thảo Luật theo hướng cắt giảm thủ tục, điều kiện nhưng bảo đảm tiêu chí để bảo tàng tư nhân phát triển đúng theo quan điểm về văn hóa của Đảng, Nhà nước. Hy vọng đây sẽ là cơ sở khuyến khích bảo tàng tư nhân phát triển”.

Cách tiếp cận hiện nay về việc huy động nguồn lực xã hội đầu tư trong lĩnh vực văn hóa đang đi đúng hướng, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vấn đề khiến thực tế chưa đạt như kỳ vọng. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc lý giải, do chúng ta chưa thống nhất, rạch ròi vai trò của từng khu vực đầu tư.

Về lý thuyết, có ba khu vực: Nhà nước, tư nhân và các tổ chức hội, đoàn. Ba khu vực này có vai trò trong việc tổ chức, thúc đẩy văn hóa ở quy mô, mức độ và đối tượng khác nhau. Cụ thể, khi tiếp cận về đầu tư, văn hóa và thể thao là hai lĩnh vực cần được xã hội hóa, thể hiện đúng nguyên tắc Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt. Theo đó, vốn đầu tư từ Nhà nước sẽ mang tính chất “mồi”, định hướng. Còn khu vực tư, với những dự án có lợi nhuận, vai trò của Nhà nước thể hiện ở việc kiểm tra, giám sát, khuyến khích với ưu đãi ở mức cao nhất. 

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc, phải thống nhất quan điểm đâu là khu vực đầu tư công, đầu tư tư và đâu là khu vực sẽ kết hợp các hình thức này. "Trên thực tế, đầu tư cho văn hóa, kể cả khu vực tư nhân trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài, còn rất khiêm tốn. Đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, hiện tổng số dự án chỉ khoảng 145 dự án, với số vốn khoảng 3 tỷ USD, tức là chiếm 0,36% tổng các dự án FPI vào Việt Nam và chiếm 0,19% tổng số vốn đăng ký FPI, là con số rất nhỏ. Bởi vậy, rất cần có thêm cơ chế, chính sách thống nhất, điều chỉnh cụ thể để thu hút được tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này".

Văn hóa - Thể thao

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...