Bảo vệ, phát huy giá trị tài liệu văn hóa, lịch sử

Bài 2: Mất mát di sản trong dân

Không chỉ tài liệu lưu trữ địa phương, các gia đình, dòng họ, cá nhân trên cả nước đang lưu trữ nhiều tài liệu quý giá, trong đó không ít tài liệu hình thành cách đây hàng trăm năm. Theo khảo sát, phần lớn di sản này chưa được bảo quản đúng cách.

Kho tàng đồ sộ, phong phú

Đất nước Việt Nam trải dài hàng nghìn năm lịch sử với niềm tự hào là các di sản vật thể và phi vật thể, trong đó mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, địa phương có bản sắc, giá trị độc đáo riêng. Những di sản đó là tấm gương phản chiếu một cách khoa học, hệ thống về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Bên cạnh các di sản tư liệu đã được UNESCO ghi danh, các di sản đã được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia, trung tâm di sản, thư viện, bảo tàng, theo nghiên cứu, hiện nay Việt Nam còn sở hữu kho tàng đồ sộ di sản tư liệu nằm trong đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ dòng họ, tư gia… trải dài khắp đất nước.

Di sản tư liệu trong dân rất phong phú nhưng nếu không được bảo quản tốt sẽ sớm dẫn đến hư hại, mất mát. Ảnh: TTLTQGI
Di sản tư liệu trong dân rất phong phú nhưng nếu không được bảo quản tốt sẽ sớm dẫn đến hư hại, mất mát. Ảnh: TTLTQGI

Riêng Phật giáo Huế hiện bảo quản 2.933 ván khắc kinh Phật các loại, trong đó chùa Từ Đàm có số lượng lưu trữ lớn nhất với 1.319 bản khắc mộc bản. Đặc biệt tại chùa Trúc Lâm vẫn gìn giữ được bản kinh Kim Cang - một pháp bảo, độc bản dưới thời Tây Sơn. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn là nơi còn lưu giữ nhiều tư liệu Hán Nôm quý từ thời Lê đến thời Nguyễn.

Nhiều làng đang gìn giữ các sắc phong, địa bộ, đinh bộ, thuế bộ, các tập văn nghi lễ, hương phổ, liễn đối, bi ký, minh văn, văn thư trình báo của làng. Một số làng còn giữ được cả những văn thư của triều đình, phủ huyện; chiếu, chỉ, truyền, phó, thị, sức, kiểu... của triều đình và các bộ truyền đạt xuống làng xã. Phần lớn họ tộc giữ được gia phả các đời. Các phủ đệ, gia đình danh gia vọng tộc còn giữ được những ấn phẩm, ván khắc mộc bản, bản thảo những tác phẩm Hán Nôm có giá trị. Như tư gia ông Phan Thuận An (Phủ Ngọc Sơn công chúa) ở thành phố Huế đang lưu giữ 10 tập Châu bản triều Nguyễn, trong đó đặc biệt có một văn bản có nội dung về biển đảo.

Hay ở Hà Tĩnh, dòng họ Nguyễn Huy và làng Trường Lưu cũng đang gìn giữ hệ thống di sản Hán Nôm cổ gồm văn viết (sắc phong, trướng viết…), văn khắc (văn bia, mộc bản, hoành phi, câu đối, sắc phong bằng gỗ…) và vật mang tin (gỗ, đá, đồng, tường vôi…). Trong đó, 3 tư liệu được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm Mộc bản trường Phúc Giang; Hoàng hoa sứ trình đồ; Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689 - 1943).

Từ kinh nghiệm điền dã, nghiên cứu, tiếp xúc với tư liệu, tài liệu lưu trữ ở nhiều tỉnh, thành trong hàng chục năm qua, Trưởng phòng Xử lý nghiệp vụ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Trần Đăng Phương nhận định, tư liệu, tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ có vai trò và tiềm năng rất lớn. Theo thời gian, nguồn di sản này vẫn vô cùng phong phú, nhưng nếu không được quản lý, bảo quản tốt thì sẽ sớm dẫn đến hư hại, mất mát. Thực tế, có những bia đá đang phơi mình trong sương gió, cát bụi, nhiều kho mộc bản bị mối mọt, nhiều thư tịch cổ bị hư hại, chưa kể tình trạng thất thoát thư tịch cổ ra nước ngoài…

Báo động tình trạng hư hại, mất mát

Là người chủ trì thực hiện đề tài Sưu tầm, số hóa di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong 13 năm (2009 - 2021), ông Phạm Xuân Phượng cho biết, số lượng tư liệu Hán Nôm mà đoàn nghiên cứu tiếp cận được chỉ là một phần còn khiêm tốn trong hệ thống tư liệu di sản Hán Nôm đang được lưu giữ tại Huế. Trước đó, trong một thời gian dài, nhiều người dân không ý thức được giá trị tư liệu, tài liệu lưu trữ. Có người lấy các bản khắc gỗ chẻ làm củi, có người coi tư liệu giấy có chữ Hán, chữ Nôm là phong kiến cổ hủ nên xé sắc phong gói thuốc lào bán ở chợ…

Ông Phạm Xuân Phượng phân tích nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự tồn vong của các loại tư liệu trong dân, nhất là các văn bản giấy (gia phả, sắc phong, thư tịch…) là do quá trình bảo quản. Phần lớn tài liệu của làng, dòng họ được cất giữ trong các loại hòm gỗ, tre. Một số làng, dòng họ, tư gia sử dụng các loại hòm gỗ rất tốt và cất tài giữ tài liệu cẩn thận, nên các loại văn bản còn khá tốt. Nhiều nơi cất giữ hòm ở am, miếu cách xa đình, vừa chịu tác động khí hậu khắc nghiệt, vừa không bảo đảm an toàn. Một số dòng họ, tư gia sử dụng bản gốc lồng vào khung kính để treo, thời tiết ẩm thấp làm cho giấy dính chặt vào kính rất khó lấy ra. Một số nơi cho thợ ảnh sử dụng màu tô màu đậm họa tiết, dấu sắc phong để chụp, in phóng to treo. Tình trạng phổ biến là cuộn, bọc kỹ các loại văn bản trong bao nilon kín… Tất cả đều là tác nhân làm hư hại tài liệu.

Không chỉ là câu chuyện hư hại tài liệu, điều đáng quan tâm là tình trạng thất lạc, mất cắp các loại gia phả, sắc phong, thư tịch cổ…, nhất là tại các cơ sở thờ tự đình chùa, đền, miếu. Câu chuyện 39 sắc phong và 1 bản đồ của đền Quốc tế, xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, Phú Thọ bị mất trộm năm 2021 là một ví dụ. Kẻ gian đã cậy két sắt lấy trộm 40 tài liệu quý trên. Đây là sự mất mát lớn đối với văn hóa và di sản, cũng là bài học về sự cần thiết phải có biện pháp bảo quản, bảo vệ tài liệu quý trong dân.

Bà Điền Thị Hạnh, Viện Bảo tồn di tích thẳng thắn chỉ ra trong những chức năng của Viện Bảo tồn di tích có nghiên cứu khoa học chuyên ngành về di tích và công tác bảo tồn di tích; đề xuất các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực bảo tồn di tích… “Việc nghiên cứu, bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc luôn được Viện đặt lên hàng đầu, tuy nhiên phần hồn của di tích như lễ hội hay các tài liệu quý lưu giữ tại di tích, như sắc phong, thần phả, thần tích và việc bảo quản, tu bổ các tài liệu này chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều”, bà Hạnh nói.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.