Học nghề rất dài, làm nghề rất ngắn

Bài 2: Không sống được bằng nghề, sao đủ động lực cống hiến?

Chế độ, chính sách chưa phù hợp và thỏa đáng nên đã không đủ sức thu hút người tài, càng khó để giữ được họ ở lại, cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.

Nghề “phi thường”, lương (dưới) bình thường

Băn khoăn nhất với Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) năm 2010 là nghệ thuật biểu diễn chưa được quan tâm tương xứng với tầm quan trọng của nó, trong đó chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nghệ sĩ nhiều bất cập. “NSND, NSƯT vẫn hưởng lương diễn viên hạng 3 là điều không thể tưởng tượng nổi”, một thành viên Đoàn giám sát khi ấy chia sẻ. Ông cho rằng, có cảm giác chính sách của chúng ta đang cào bằng, cào bằng giữa nghệ thuật với các ngành khác và trong chính các môn nghệ thuật với nhau. “Nếu không sớm giải quyết được những vấn đề này, các nghệ sĩ không thể tập trung cống hiến cho nghệ thuật và công chúng sẽ là những người thiệt thòi nhất”.

Thời gian diễn viên múa cống hiến cho sân khấu thường chỉ đến 35 tuổi - Ảnh: HVMVN
Thời gian diễn viên múa cống hiến cho sân khấu thường chỉ đến 35 tuổi - Ảnh: HVMVN

Sau đợt giám sát, một số kiến nghị đã được tiếp thu, điều chỉnh. Rõ nhất là chế độ bồi dưỡng, tập luyện. Theo Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg, chế độ bồi dưỡng luyện tập đã được nâng lên, thấp nhất là 35.000 đồng/buổi và cao nhất là 80.000 đồng/buổi; chế độ bồi dưỡng biểu diễn thấp nhất là 80.000 đồng/buổi và cao nhất là 200.000 đồng/buổi, tùy theo vị trí trong chương trình, tác phẩm (trước đó chỉ 10.000 - 20.000 đồng/buổi tập, 40 - 50.000 đồng/buổi diễn).

Thế nhưng, như báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, từ năm 2015 đến nay, sau 6 lần tăng lương cơ sở, mức tiền bồi dưỡng như trên vẫn giữ nguyên, không theo kịp nhu cầu của cuộc sống, vì vậy không khích lệ, động viên được viên chức, người lao động chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

“Trong khi các chương trình của tư nhân có thể trả cao hơn nhiều, lên đến hàng triệu đồng/đêm diễn, thì với quy định mức bồi dưỡng như vậy không thể khuyến khích diễn viên sáng tạo, cống hiến, thậm chí dẫn đến chảy máu chất xám. Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng như các đơn vị nghệ thuật hết sức khó khăn trong xây dựng các chương trình, vở diễn”, Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, NSƯT Trần Mạnh Cường cho biết.

Xiếc được gọi là nghề “phi thường”, nhưng những gì các diễn viên được hưởng ở thời điểm này thậm chí thấp hơn bình thường. Bởi xiếc hiện vẫn chỉ đào tạo bậc trung cấp, hệ số lương khởi điểm chỉ 1,86, với mức lương tối thiểu 1.800.000 đồng/tháng, diễn viên hạng IV sẽ nhận mức lương 3.348.000 đồng/tháng. Trừ 10,5% bảo hiểm xã hội thì thu nhập có nguồn gốc từ lương mà viên chức được nhận thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, ăn, ở và đi lại đối với diễn viên. Theo NSƯT Trần Mạnh Cường, “Liên đoàn Xiếc Việt Nam phải cải tạo, sửa chữa nhà kho làm nơi ở cho nghệ sĩ trẻ để đỡ họ tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước. Nếu Liên đoàn không có chính sách hỗ trợ thì các em không thể trụ được với nghề”.

Hiện nay nhiều công ty tổ chức sự kiện dùng chính sách tiền lương để lôi kéo các nghệ sĩ trẻ. Bao nhiêu năm mới đào tạo được một diễn viên, không hề dễ dàng, nhưng lương tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam không đủ hấp dẫn để thu hút và giữ chân tài năng. Tiếc nhưng không làm biết làm thế nào!

Hết tuổi diễn, chờ tuổi hưu

Đặc thù của đào tạo diễn viên là công phu và lâu dài, một số bộ môn lên đến 15 - 16 năm. Như với múa, 6 - 10 tuổi là giai đoạn “ươm mầm nghệ thuật”, 10 - 12 tuổi đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành diễn viên kịch múa. Diễn viên xiếc cũng tương tự.

Đào tạo sớm, vào nghề sớm và hết tuổi diễn cũng sớm. Thời gian hoạt động biểu diễn nghệ thuật của diễn viên các lĩnh vực này bình quân 15 - 20 năm, khi họ 35 - 40 tuổi (đối với nữ) và 40 - 45 tuổi (đối với nam), do khả năng biểu diễn bị suy giảm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động chuyên môn của nghề biểu diễn như: xiếc đế trụ, uốn dẻo, múa ballet...

“Thông thường thời gian diễn viên múa cống hiến cho sân khấu chỉ đến 35 tuổi, sau tuổi 35 diễn viên không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật chuyên môn mà nghệ thuật biểu diễn sân khấu đòi hỏi”, Phó trưởng khoa Diễn viên múa, Học viện Múa Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết. 

Làm thế nào khi đã hết tuổi nghề nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu? Đa số chọn học tiếp lên đại học để chuyển đổi vị trí việc làm từ diễn viên sang công chức, viên chức quản lý, hành chính. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ, không phải ngành nào cũng có đào tạo bậc đại học, như xiếc hiện chỉ đào tạo trình độ trung cấp; nếu học ngành khác thì lại không đảm đương được nhiệm vụ chuyên môn. Mặt khác, trên thực tế nhiều diễn viên hết tuổi nghề mong muốn giải quyết chế độ để được nghỉ hưu sớm, nhường biên chế cho diễn viên trẻ, nhưng hiện chưa có chế độ, chính sách phù hợp.

Đại diện nhiều đơn vị nghệ thuật và chính các nghệ sĩ đều đề nghị xem xét lại tuổi nghề của diễn viên một số loại hình nghệ thuật, thực tế và khoa học hơn, như đẩy sớm độ tuổi nghỉ hưu so với quy định để trẻ hóa đội ngũ và có nghệ sĩ biểu diễn; đồng thời có chính sách đãi ngộ xứng đáng để nghệ sĩ sống được bằng nghề và toàn tâm toàn ý cống hiến cho nghệ thuật trong giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp.

Có thể thấy, những bất hợp lý trong chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ đã tồn tại nhiều năm, người trong cuộc biết và cũng đã kêu, nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Chính vì những bất hợp lý đó nên các diễn viên trẻ không mặn mà đến với nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là xiếc, múa và kịch hát dân tộc. Ngay cả các nghệ sĩ cũng không muốn con em mình nối nghiệp. Đành rằng lương, chế độ đãi ngộ đối với nghệ sĩ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhưng Bộ phải thuyết phục được các bên liên quan như lao động, nội vụ, tài chính để thấy hết được thực tế đặc thù của ngành và có điều chỉnh phù hợp.

Ý kiến bạn đọc

Văn hóa - Thể thao

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…