Trước thềm Kỳ họp thứ 3, cử tri và nhân dân thủ đô đã gửi 11 câu hỏi thuộc 4 nhóm vấn đề tới UBND thành phố với mong muốn sớm có câu trả lời bằng văn bản về những vấn đề "nóng", được cử tri quan tâm ngay tại kỳ họp lần này.
Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, trong năm vừa qua, HĐND các cấp thành phố Hà Nội phát huy trí tuệ tập thể, dân chủ thảo luận, bàn bạc, tạo sự thống nhất cao trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao vị thế HĐND trong hệ thống chính trị Thủ đô.
Trong năm 2021, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GT - VT) TP Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm như tình trạng xe taxi dừng, đỗ trái quy định tại các cổng bệnh viện, nhà ga, trung tâm thương mại; xe chở rác, phế thải không che chắn, rò rỉ rác ra đường... bởi đây là những hành vi khiến dư luận Thủ đô rất bức xúc trong thời gian qua.
Tại kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội Khóa XV, 100% đại biểu HĐND thành phố có mặt đã biểu quyết đồng ý miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND thành phố Khóa XV đối với bà Nguyễn Thị Bích Ngọc. Tiếp đó, HĐND thành phố đã bầu ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố giữ chức vụ Chủ tịch HĐND thành phố Khóa XV (nhiệm kỳ 2016 - 2021).
Ngay sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn, nghiêm túc ghi nhận, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri đại biểu HĐND thành phố tại kỳ họp, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh khẳng định những nội dung này là yêu cầu, mong muốn từ thực tiễn và kênh thông tin quan trọng để UBND thành phố nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành trong thời gian tới.
Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố Khóa XV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị UBND thành phố, các cấp, ngành, các địa phương cần khẩn trương triển khai thực hiện các Nghị quyết vừa được HĐND thành phố thông qua, bảo đảm Nghị quyết đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Thông qua phiên chất vấn về nhóm vấn đề thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố cho thấy, văn hóa ứng xử của cán bộ, viên chức và Nhân dân Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề còn bộc lộ tồn tại, bất cập, cần sớm được khắc phục trong thời gian tới.
Tại hội nghị góp ý vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy về việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng không nên quy định "cứng" số lượng biên chế cho cấp phường mà nên giao cho cấp quận có thẩm quyền chủ động về phân bổ biên chế cho cấp phường sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý cho rằng nếu chúng ta không quản lý tốt những trường hợp nhập cảnh thì nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng là rất lớn.
Theo Phó Chủ tịch HĐND quận Đống Đa Võ Hồng Vinh, thông qua phiên giải trình công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, trật tự đô thị; thành lập ban quản trị nhà chung cư, quản lý hoạt động của ban quản trị nhà chung cư trên địa bàn quận cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập, đòi hỏi các cấp chính quyền cần quan tâm, tháo gỡ.
Theo đánh giá, Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của Hà Nội hiện đang ở mức rất thấp, đòi hỏi cả hệ thống chính trị Thủ đô cần có các giải pháp căn cơ, đồng bộ để cải thiện chỉ số này.
Cục Thuế Hà Nội cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức, cá nhân do bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19, cơ quan này đã gửi email đến 100% người nộp thuế trên địa bàn về Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế: tiền thuê đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
“Hiện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an đã triệu tập một số cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội trong việc mua sắm máy xét nghiệm lên làm việc. Quan điểm của Thường trực Thành ủy, của Bí thư Thành ủy và của Ban Chỉ đạo là các trường hợp vi phạm phải được điều tra xử lý và xử lý nghiêm, chúng ta không nương nhẹ bất cứ trường hợp nào”. Thông tin này được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố vừa qua.
Thời gian qua, tình trạng xâm phạm các công trình thủy lợi diễn ra phổ biến trên địa bàn các quận, huyện của thành phố Hà Nội, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và công tác phòng chống lụt bão. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, xử lý chưa dứt điểm, các vụ vi phạm mới liên tục phát sinh. Tính từ đầu năm 2020 đến nay đã 27 vụ vi phạm và mới chỉ xử lý được 2 vụ.
Sau 9 ngày lực lượng liên ngành thành phố Hà Nội lập 30 chốt trên các trục đường cửa ngõ ra, vào Thủ đô để giám sát việc cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân đã nghiêm chỉnh chấp hành, tự giác cung cấp thông tin về di chuyển, sức khỏe cho cơ quan chức năng, đoàn kết, chung tay đẩy lùi dịch Covid - 19.
Trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ lây lan nhanh, công tác phòng chống bệnh dịch tại nơi cư trú được đẩy mạnh, bảo đảm an toàn cho mỗi cá nhân từ hộ gia đình cho đến môi trường công cộng. Ngày 12.3, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại chung cư nhằm đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức nhân dân. Đồng thời, UBND TP Hà Nội giao đơn vị liên quan xây dựng phương án cách ly cả tổ dân phố trong trường hợp cần thiết.
Sáng 7.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Vương Đình Huệ tiếp tục chủ trì họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Đó là yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội sáng 7.3. Bộ Công thương cũng đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn Hà Nội tăng cường nguồn cung hàng hóa, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Với ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, việc sụt giảm số lượng lớn du khách là không thể tránh khỏi. Để đạt mục tiêu 31,88 triệu lượt khách trong năm 2020, bên cạnh việc triển khai các giải pháp kích cầu, miễn giảm visa cho khách du lịch nước ngoài, nhiệm vụ trước mắt của du lịch Thủ đô là bảo đảm thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở, không để xảy ra trường hợp nhiễm dịch bệnh.
Là nơi đông người qua lại và là nơi trung chuyển giữa các vùng miền, các bến xe là địa điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây lây nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19). Nhận thức được điều này, những ngày qua, các bến xe trên địa bàn TP Hà Nội như Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm… đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tăng cường phòng chống dịch. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nhà xe, hành khách còn chủ quan, lơ là, thậm chí cho cả vật nuôi, thú cưng lên xe…
Với hơn 23.000 cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn, nhiều khu vực của Hà Nội có nguy cơ cháy nổ cao do nhu cầu sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu, khí đốt trên địa bàn ngày càng gia tăng... Nguy cơ càng hiện hữu bởi ý thức chấp hành về pháp luật phòng cháy, chữa cháy của một bộ phận người dân còn hạn chế, gây khó cho thành phố trong công tác phòng cháy, chữa cháy.