Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Vẫn còn nhiều rào cản

Tư tưởng “được mất”, lối tư duy hạn chế cho rằng chỉ doanh nghiệp lớn mới cần sử dụng các công nghệ hiện đại đang được xem là những rào cản lớn nhất làm chậm quá trình chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cần thiết, nhưng... 

Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Việt Nam đặt mục tiêu có kinh tế số chiếm 20% GDP, tỷ trọng kinh tế số ở mỗi ngành tối thiểu 10%, năng suất lao động tăng tối thiểu mỗi năm 7%, thuộc nhóm top 50 quốc gia dẫn đầu về công nghệ thông tin. Với các mục tiêu cụ thể, Chính phủ đã và đang có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.

Tính đến cuối năm 2021, đã có hơn 220.000 lượt truy cập trang web Smedx.vn và khoảng 37.000 doanh nghiệp đã tiếp cận được các thông tin hữu ích về chuyển đổi số. Khảo sát về nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, 47% doanh nghiệp nhỏ và vừa coi chuyển đổi số là nhu cầu cấp thiết song vẫn cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa các nền tảng công nghệ theo từng lĩnh vực: quản trị doanh nghiệp, nghiệp vụ, an toàn, an ninh mạng...

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Quản lý Truyền thông, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Winsmart (Đống Đa, Hà Nội): “Do tính chất công việc phải cập nhật xu hướng liên tục nên việc áp dụng những công nghệ số mới nhất đã giúp chuỗi cửa hàng thời trang của chúng tôi tiếp cận được khách hàng trên toàn quốc, nhất là trong đại dịch Covid-19. Chúng tôi cũng tiết kiệm được thời gian và nhân lực qua ứng dụng lên đơn và trả lời tự động, giảm thiểu rủi ro, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng”.

Mặc dù, việc chuyển đổi số là nhu cầu không thể đảo ngược của làn sóng 4.0 nhưng hiện tại, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mắc phải không ít bỡ ngỡ. Điều dễ nhận thấy nhất là lối tư duy hạn chế khi cho rằng chỉ doanh nghiệp lớn mới cần chuyển đổi số, sử dụng các công nghệ hiện đại. Bên cạnh các khó khăn khác liên quan đến nguồn lực tài chính, năng lực công nghệ, lựa chọn giải pháp tối ưu và tìm kiếm các đối tác tin cậy thì đổi mới mô hình kinh doanh chính là rào cản lớn nhất cho quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bà Đinh Thị Hoài Thu, Trưởng nhóm Marketing, Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm BiPlus (85 Trần Thái Tông, Hà Nội), cho biết: “Qua các bài toán mà khách hàng tìm đến BiPlus, chúng tối thấy rằng chuyển đổi số hiện nay tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vô cùng cần thiết, tuy nhiên lại không hề dễ dàng. Các doanh nghiệp truyền thống đã quen với cách làm cũ, nên khi chuyển sang chuyển đổi số sẽ cần phải thay đổi mạnh mẽ trong vận hành doanh nghiệp, cần có chiến lược rõ ràng theo từng giai đoạn và đầu tư hợp lý”.

Đồng hành doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sau 11 tháng triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số (từ năm 2021 đến nay) với 16.000 doanh nghiệp tham gia, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh chương trình này trong năm 2022 với mục tiêu sẽ có 30.000 doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phấn đấu cùng 63/63 địa phương vào cuộc triển khai chương trình thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số; cùng với đó là hình thành mạng lưới tư vấn kinh tế số và tổ chức mạng lưới tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã để có đầu mối hỗ trợ người dân triển khai.

Hiện, có khoảng 870.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 98%. Theo kế hoạch, năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, với mục tiêu 30 nền tảng số Make in Vietnam tham gia; 150.000 người tiếp cận qua Cổng Smedx.vn; 30.000 doanh nghiệp sử dụng các nền tảng để chuyển đổi số; 200.000 chủ doanh nghiệp nhận được tin nhắn khuyến khích chuyển đổi số và giới thiệu Chương trình SMEdx.

Những câu chuyện thành công về chuyển đổi số cho thấy, những người đi tiên phong trong chuyển đổi số là những người sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới, sáng tạo lại các chuỗi cung ứng và quy trình ra quyết định, loại bỏ những công đoạn trung gian, rườm rà. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy giải pháp thông minh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì loại hình này không chỉ hạn chế về kinh phí, mà còn nguồn nhân lực. Theo kế hoạch năm 2022, các doanh nghiệp sẽ nhận được nguồn hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số từ ngân sách. Cụ thể, theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 50% nếu thuê, mua các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông chứng nhận, công bố.

Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật
Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật

Việc sửa đổi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết các bất cập và quy định rõ các nội dung để dễ thực hiện; đảm bảo đồng bộ với các luật liên quan, tránh chồng chéo trong thực thi. Cùng với việc cắt giảm các thủ tục hành chính, dự thảo “luật hóa” các quy định và giảm bớt văn bản dưới luật. Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa diễn ra ngày 30.9, tại TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất
Văn bản pháp luật

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất

Ngày 30.9, tại Trụ sở Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Chi hội Luật gia Văn phòng Quốc hội và Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Người Đưa Tin phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với chủ đề "Những định hướng chính sách lớn về đảm bảo quyền của người sử dụng đất".

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”
Văn bản pháp luật

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”

Là chủ đề của hội thảo khoa học do Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP. Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ngày 30.9. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản trị đất đai khu vực Me Kong (MRLG).

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả
Văn bản pháp luật

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả

Một trong những hạn chế, tồn tại của Luật Hợp tác xã năm 2012 là chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước chưa hiệu quả, thiếu trọng tâm, trong khi đa số hợp tác xã ở nước ta có quy mô nhỏ, thành viên phần nhiều là đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cần quy định chi tiết hơn, ưu tiên nhiều nguồn lực hơn cho các tổ chức này.

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?
Văn bản pháp luật

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?

Dư luận xã hội đang đặt câu hỏi: Việc bốc thăm hay lựa chọn ngẫu nhiên một số cán bộ để xác minh tài sản, thu nhập có phải là giải pháp căn bản, lâu dài để thực hiện hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hay không?

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn
Văn bản pháp luật

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được Quốc hội thông qua ngày 18.6.2012 và chính thức có hiệu lực từ 1.1.2013. Luật BHTG là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG tại Việt Nam và là cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thực tiễn sau 10 năm triển khai Luật đã cho thấy, một số tồn tại và bất cập cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ các quy định pháp luật liên quan, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Sớm liên thông các cơ sở dữ liệu

Việc tuyên truyền, phổ biến về nhiệm vụ, tiện ích của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) chưa thật sự có hiệu quả tới đông đảo người dân; trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, đặc biệt các cơ sở dữ liệu chưa kết nối, liên thông là những vấn đề cần sớm tháo gỡ trong quá trình thực hiện Đề án này tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Từ hiểu biết đến tuân thủ pháp luật

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án 977) và “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Hai đề án này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, từ việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân sẽ tác động tới việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với phương châm tìm hiểu, tuân theo pháp luật vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân.  

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Văn bản pháp luật

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Việc sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành; đáp ứng yêu cầu phòng, chống rửa tiền trong tình hình mới cũng như cụ thể, nội luật hóa các khuyến nghị quốc tế. Song do yêu cầu cấp bách sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại một kỳ họp, theo nhiều chuyên gia, Dự thảo luật cần được rà soát một cách kỹ lưỡng để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở
Văn bản pháp luật

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở

Trước những vướng mắc do không còn cán bộ thú y cấp xã, ngày 9.12.2021, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 23/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND. Trong đó, đã bổ sung chức danh thú y vào nhóm chức danh bán chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn. Sự điều chỉnh này đã bước đầu khắc phục được tình trạng “trống” cán bộ thú y cơ sở, tuy vậy vẫn còn không ít trăn trở.

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường
Văn bản pháp luật

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường

Theo nhiều chuyên gia, với các quy định pháp luật hiện hành, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là hoàn toàn khả thi. Trong đó, việc xác định giá khởi điểm có thể vẫn áp dụng phương thức của Nghị định 88/2021/NĐ-CP vì đây là cách xác định đơn giản, số liệu công khai, minh bạch nhưng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc
Văn bản pháp luật

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc

Đến 30.6.2022, tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 82,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn lực tài chính tăng trưởng tốt đã giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém; bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Tập trung những vấn đề cử tri quan tâm

Hoạt động thanh tra, kiểm toán thời gian qua đã phát hiện nhiều vi phạm trong các lĩnh vực, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Song số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được chuyển sang cơ quan điều tra còn ít, hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát chưa cao...

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!
Văn bản pháp luật

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!

Các bộ, cơ quan liên quan phối hợp với các cơ quan, Ủy ban của Quốc hội để thẩm định, rà soát, tiếp thu đóng góp của các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; khắc phục tình trạng rút hoặc lùi thời gian trình các văn bản pháp luật; cố gắng không “xin lùi, xin rút”. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.2022.