Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót trong quán trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM).

Thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản

VEAM là doanh nghiệp lớn nhất về quy, có truyền thống lâu dài về sản xuất máy nông nghiệp tại Việt Nam. Với các sản phẩm như: máy cày, động cơ đốt trong, máy xay xát lúa và hộp số nuôi tôm…Đồng thời VEAM cũngnắm giữ khối lượng cổ phần lớn tại Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam.

VEAM: “Nặng gánh” những khoản nợ khó đòi -0
Trụ sở làm việc VEAM

Theo KLTT, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp CPH VEAM (ngày 1.7.2014) tổng số nợ Công ty phải thu là hơn 2.595 tỷ đồng, trong đó nợ phải thu quá hạn dưới 1 năm là 1.404 tỷ đồng, nợ phải thu quá hạn trên 1 năm gần 31 tỷ đồng, nợ phải thu quá hạn trên 2 năm 7,8 tỷ đồng. Đặc biệt, số nợ phải thu quá hạn trên 3 năm và nợ phải thu khó đòi lần lượt là 941 và 210 tỷ đồng, số nợ phải thu chưa đối chiếu là 36,9 tỷ đồng.

KLTT khẳng định, việc VEAM và 5 Công ty con (100% vốn VEAM) chưa đối chiếu đầy đủ các khoản công nợ phải thu, phải trả là thực hiện chưa đúng quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Theo đó "Doanh nghiệp CPH có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn), đồng thời thực hiện thu hồi các khoản nợ đến hạn trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa"

Đặc biệt, TTCP nêu rõ VEAM cho các công ty thành viên vay, hỗ trợ vốn không quy định chặt chẽ về điều kiện, thủ tục vay; nhiều trường hợp vay không có phương án sử dụng vốn hiệu quả, không có hợp đồng, dẫn đến không thu hồi được, nợ tồn đọng lớn, kéo dài; đến thời điểm thanh tra, còn 5 đơn vị nợ quá hạn số tiền 622,5 tỷ đồng và đang gặp khó khăn trong việc trả nợ, nguy cơ thất thoát lớn vốn của VEAM.

VEAM thực hiện không đúng việc xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp để CPH, tồn tại nhiều khoản công nợ phải thu quá hạn, khó đòi chưa được xử lý. Tại thời điểm chuyển sang CTCP, nợ phải thu khó đòi chưa được xử lý hơn 174 tỷ đồng.

Cổ phiếu đã bị đưa vào diện cảnh báo

Được biết, vào thời điểm tháng 4.2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo đưa cổ phiếu VEA của Tổng CTCP Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM vào diện chứng khoán bị cảnh báo kể từ ngày 11.4.2023.

Theo đó, hơn 1,3 tỷ cổ phiếu VEAM trên sàn UPCoM bị vào diện cảnh báo của HNX, nguyên nhân do báo cáo tài chính năm của công ty bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên.

VEAM: “Nặng gánh” những khoản nợ khó đòi -0
Có trường hợp VEAM hỗ trợ vốn nhưng không có hợp đồng cho vay, không có phương án kinh doanh cụ thể; cho vay không đúng mục đích

Cụ thể, đơn vị kiểm toán cho biết tại BCTC kiểm toán 2022 công ty chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán với giá trị hơn 166 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc đánh giá của Ban Tổng Giám đốc liên quan đến khả năng thu hồi các khoản trên.

Giải trình về vấn đề này VEAM cho biết: "Tại ngày 31.12.2022, Tổng Công ty chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán với giá trị 166.081.816.385 đồng".

VEAM và các đơn vị thành viên mở sổ theo dõi các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thường xuyên phân loại các khoản nợ phải thu; thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ, định kỳ đối chiếu nợ phải thu. VEAM đã thành lập Ban thu hồi công nợ thực hiện phối hợp với các đơn vị xây dựng phương án, đưa ra các giải pháp để tối đa khoản trả nợ.

Hiện nay, VEAM tiếp tục đang rà soát hồ sơ, tích cực phối hợp với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm rõ cơ sở pháp lý việc hỗ trợ vốn và lãi hỗ trợ vốn của VEAM đối với các đơn vị thành viên. VEAM sẽ thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản hỗ trợ vốn và lãi hỗ trợ vốn sau khi có ý kiến của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và ý kiến chỉ đạo của Bộ Công thương.

TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương, giao người đại diện vốn nhà nước tại VEAM kiểm điểm và chỉ đạo tổ chức cá nhân kiểm điểm, xử lý trách nhiệm liên quan đến khuyết điểm, vi phạm nêu tại KLTT.

Liên quan đến VEAM, tại Văn bản tham gia ý kiến đối với nội dung dự thảo KLTT ngày 18.4.2022, Bộ Công an cho biết: Vụ việc liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại VEAM đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra từ năm 2018, đến nay đã khởi tố đối với 8 vụ việc sai phạm, sau khi nhập tổng cộng có 4 vụ án, với tổng số 33 bị can.

Văn bản - Chỉ đạo

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”

Cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung, tinh thần của Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, qua đó cần đề cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của cấp ủy đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, hoặc sơ suất trong xác định chính sách. Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV mới đây.

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Văn bản - Chỉ đạo

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, trong đó có việc yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tạo điều kiện để các cơ quan truyền thông tham gia giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật.

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!
Chính trị

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu kết luận Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sáng 16.8. Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trong công tác này phải kiên quyết, kiên trì, không nể nang và không chịu bất kỳ sức ép nào.

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam
Văn bản - Chỉ đạo

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 16.8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo, để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ts. Bùi Ngọc Thanh- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Ngày 11.7 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Đây là Quy định nhằm tiếp tục cụ thể hóa đường lối công tác cán bộ tại Đại hội XIII của Đảng. Đó là “thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm...”[1]. Quy định 114 - QĐ/TW thay thế cho Quy định 205 -QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ
Chính sách và cuộc sống

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ với nhiều điểm mới, cụ thể hơn và chi tiết hơn so với Quy định 205-QĐ/TW ban hành tháng 9.2019 cũng về nội dung này.

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc
Địa phương

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc

Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội với lãnh đạo quận, huyện, thị xã Quý II.2023, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là khắc phục triệt để tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc.