Uzbekistan ban hành luật về đánh giá môi trường mới

Uzbekistan đã thông qua Luật sửa đổi về giám định và đánh giá tác động môi trường, và được Tổng thống Shavkat Mirziyoyev ký phê chuẩn vào ngày 24.2. Luật mới thay thế văn bản pháp lý năm 2000, đưa ra những cải cách quan trọng nhằm tăng cường bảo vệ môi trường, nâng cao tính minh bạch và đẩy mạnh sự tham gia của công chúng vào quá trình đánh giá tác động môi trường (EIA).

Xác định rõ các khái niệm liên quan đến môi trường

Luật đã được công bố trên Lex.uz, quy định các tiêu chuẩn mới cho quy trình EIA, đơn giản hóa thủ tục pháp lý và đặt ra các yêu cầu chặt chẽ hơn đối với các dự án có tác động đến môi trường.

img-4088-zcjwbads.jpg

Một trong những điểm nổi bật của luật là việc xác định rõ các khái niệm như đánh giá tác động môi trường (EIA), đánh giá môi trường chiến lược (SEA) và các quy định môi trường, với mục tiêu chính là ngăn chặn và giảm thiểu tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế và công nghiệp đối với thiên nhiên cũng như sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, luật mới phân loại các đối tượng cần đánh giá tác động môi trường thành ba nhóm, với danh sách cụ thể do Nội các phê duyệt. Việc phân loại này giúp bảo đảm mức độ đánh giá phù hợp với mức độ rủi ro môi trường của từng dự án.

Để hiện đại hóa và cải thiện quy trình đánh giá môi trường, luật quy định rằng các tài liệu liên quan đến EIA và tiêu chuẩn môi trường phải được nộp trực tuyến thông qua trang web của Bộ Sinh thái, ngoại trừ những dự án nhạy cảm vẫn có thể sử dụng hình thức nộp hồ sơ giấy. Bên cạnh đó, thời gian tối đa để cơ quan nhà nước hoàn thành đánh giá môi trường được rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 25 ngày làm việc, với khả năng gia hạn lên đến ba tháng đối với các trường hợp phức tạp. Đặc biệt, thời gian đánh giá sẽ bắt đầu được tính từ ngày sau khi phí đánh giá được thanh toán, giúp đẩy nhanh quá trình xét duyệt.

Yêu cầu lấy ý kiến công chúng bắt buộc

Một điểm quan trọng khác của luật mới là yêu cầu tổ chức lấy ý kiến công chúng bắt buộc trước khi bắt đầu quy trình đánh giá tác động môi trường. Nếu người dân hoặc các bên liên quan đưa ra những phản đối hợp lý, dự án có thể bị từ chối. Ngoài ra, các dự án cũng có thể bị bác bỏ nếu vi phạm quy định môi trường hoặc cung cấp thông tin sai lệch.

Luật cũng đặt ra các quy định nghiêm ngặt hơn về việc tuân thủ, yêu cầu các chủ đầu tư dự án phải báo cáo hàng quý với Bộ Sinh thái về việc thực hiện các yêu cầu đánh giá môi trường. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến đình chỉ phê duyệt dự án. Đồng thời, các tổ chức phát triển tiêu chuẩn môi trường phải có ít nhất hai chuyên gia có chứng nhận và có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sinh thái và bảo vệ môi trường, nhằm bảo đảm chất lượng đánh giá.

Luật mới sẽ có hiệu lực từ ngày 25.8, sáu tháng sau khi được công bố, cho phép doanh nghiệp, cơ quan quản lý và tổ chức môi trường có thời gian thích ứng với các yêu cầu mới.

Theo các chuyên gia, việc Uzbekistan sửa đổi luật đánh giá môi trường đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quản lý môi trường, nâng cao tính minh bạch và mở rộng vai trò giám sát của công chúng trong các quyết định tác động đến hệ sinh thái. Những cải cách mới, bao gồm quy trình EIA chặt chẽ hơn, yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt và quy định bắt buộc lấy ý kiến cộng đồng, không chỉ giúp kiểm soát rủi ro môi trường hiệu quả hơn mà còn hướng tới mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ thiên nhiên.

Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng
Thế giới 24h

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone xuống còn 1,0% trong năm 2025, giảm so với mức 1,3% được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Tăng trưởng toàn cầu cũng bị điều chỉnh giảm xuống 3,1% do gián đoạn thương mại ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục
Thế giới 24h

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục

Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày 20.3 (giờ Mỹ) yêu cầu đóng cửa Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, một quan chức Nhà Trắng cho biết. Quyết định này nhằm thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử là giải thể một cơ quan từ lâu đã là mục tiêu của phe bảo thủ.

Kế hoạch chi tiêu của Đức: Cú huých lớn vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Kế hoạch chi tiêu của Đức: Cú huých lớn vực dậy nền kinh tế

Ngày 18.3, Hạ viện Đức đã bật đèn xanh cho kế hoạch ngân sách khổng lồ và đột phá của ông Friedrich Merz - người đang có khả năng cao sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Đức. Kế hoạch này dự kiến tạo ra một quỹ đặc biệt 500 tỷ euro (544 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng; thay đổi toàn diện các quy tắc vay nợ để củng cố quốc phòng và phục hồi tăng trưởng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Giới quan sát kỳ vọng kế hoạch trên sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào thị trường tài chính châu Âu.

Vị thế mới cho quan hệ Ấn Độ - New Zealand
Thế giới 24h

Vị thế mới cho quan hệ Ấn Độ - New Zealand

Đó là nhận định của cả giới chuyên gia và báo chí khi chứng kiến những hoạt động tích cực của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon trong chuyến công du Ấn Độ kéo dài từ ngày 17 - 21.3. Chuyến thăm cho thấy, quan hệ hợp tác giữa New Delhi và Wellington vốn bị đánh giá thấp trong lịch sử, hiện đang trở nên nổi bật về mặt chiến lược và ngoại giao.

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn
Thế giới 24h

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn

Các cuộc không kích của Israel nhằm vào Gaza đã khiến ít nhất 326 người thiệt mạng, các quan chức y tế Palestine cho biết hôm 18.3. Hành động này đã làm sụp đổ lệnh ngừng bắn kéo dài hai tháng với Hamas sau khi Israel tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực để giải thoát những con tin còn lại tại dải đất này, Reuters đưa tin.

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng

Mới đây, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng”, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang chuyển hướng lấy nhu cầu trong nước làm động lực chính và là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm
Thế giới 24h

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm

Bê bối thực phẩm xảy ra vào năm ngoái đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với chế độ an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, nước này đã ban hành các chính sách để cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, song vẫn còn những vấn đề trong việc thực thi các quy định, truyền thông... Các chuyên gia nhận định, chính phủ phải tăng cường hình phạt đối với các hành vi vi phạm và thu hẹp khoảng cách trong các cơ chế an toàn thực phẩm; tận dụng sự tiến bộ về công nghệ để có các phản ứng phối hợp nhằm củng cố các hệ thống về an toàn thực phẩm.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.