Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về sửa đổi Luật Quảng cáo

Sáng 10.10, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo trên địa bàn, phục vụ thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

ubvh-a2-7976.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Triệu Thế Hùng phát biểu tại cuộc làm việc

Báo cáo với Đoàn khảo sát, đại diện UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương tạo điều kiện để các doanh nghiệp quảng cáo trên địa bàn hoạt động kinh doanh. Đồng thời, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn thành phố cũng nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật, chủ trương và thường xuyên tham gia, phối hợp trong công tác xã hội hóa cổ động tuyên truyền, đầu tư cải tạo hiện đại hóa các hình thức tuyên truyền, quảng cáo.

Tuy nhiên, đại diện UBND TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, dù đã có những quy định pháp luật cụ thể và sự nỗ lực của chính quyền các cấp trong việc lập lại trật tự ở lĩnh vực quảng cáo; song do đặc thù địa bàn rộng lớn, nhu cầu quảng cáo nhiều, số lượng biển hiệu, bảng quảng cáo tăng hàng năm nên không thể bảo đảm thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời. Do đó, hoạt động quảng cáo ngoài trời vẫn còn có những tồn tại, sai phạm.

ubvh-5139.jpg

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa phát biểu tại cuộc làm việc

Công tác cưỡng chế, tháo gỡ đối với các bảng quảng cáo có kích thước lớn không đúng quy định gặp khó khăn do các bước quy trình nhiêu khê, lực lượng cưỡng chế phải bảo đảm chuyên môn theo quy định và kinh phí thuê lực lượng và trang thiết bị chuyên nghiệp dùng để tháo gỡ là tương đối lớn, trong khi ngân sách Nhà nước chưa có quy định về việc chi trả cho những hoạt động này.

Tình trạng dán tờ rơi, tờ gấp quảng cáo rao vặt sai quy định tại các trụ điện, trụ đèn, tường rào vẫn còn xảy ra, nhất là vào các dịp lễ tết. Bên cạnh đó, do bị tác động bởi kinh tế khó khăn, tình trạng bảng quảng cáo không có nội dung quảng cáo, không được bảo trì bởi đơn vị sở hữu nên các bảng quảng cáo chỉ còn khung bảng và bị xuống cấp, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và độ an toàn của bảng. Dù các địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nhưng vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để.

ubvh-a3-5232.jpg

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phạm Nam Tiến phát biểu tại cuộc làm việc

Đặc biệt, hình thức quảng cáo trên mạng xã hội ngày càng phổ biến và nảy sinh nhiều bất cập. Nhưng hiện việc quản lý chỉ đang tập trung vào công tác hậu kiểm, xử lý vi phạm về nội dung quảng cáo trên mạng internet mà chưa có kế hoạch, chiến lược quản lý, phát triển đối với loại hoạt động quảng cáo này. Có nhiều khó khăn về vấn đề pháp lý và xử phạt vi phạm trong công tác quản lý như: việc xác định chủ thể quảng cáo, địa điểm thực hiện hành vi để làm việc, xử lý vi phạm theo thẩm quyền do người thực hiện quảng cáo trên không gian mạng thường là cá nhân, không có tên thật, địa chỉ không rõ ràng hoặc không có trụ sở trên địa bàn; không có cơ sở dữ liệu về việc cấp phép quảng cáo hoặc nội dung cho phép quảng cáo để làm cơ sở xử lý hành vi vi phạm…

ubvh-a4-9718.jpg

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy phát biểu tại cuộc làm việc

Tại cuộc làm việc, thành viên Đoàn khảo sát đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh làm rõ hơn về tình hình thực hiện quy chế phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn; công tác quản lý hoạt động quảng cáo trên mạng, quảng cáo qua thiết bị viễn thông; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo và những khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý vi phạm; quy trình, cơ chế, phát hiện, tiếp nhận thông tin và xác định chủ thể vi phạm về hoạt động quảng cáo trên địa bàn.

Đồng thời, làm rõ hơn về những đề xuất như việc loại bỏ quy định cụ thể địa điểm, vị trí quảng cáo, các tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật đối với việc xây dựng, lắp đặt bảng quảng cáo; việc thu phí trên diện tích bảng quảng cáo; việc cho phép tập trung quảng cáo tại các khu vực sân bay, bến xe, nhà ga, nhà chờ, trạm dừng xe bus…

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Triệu Thế Hùng nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo là hoàn toàn hợp lý, vừa sát với tình hình thực tế, vừa đáp ứng nguyện vọng của những người hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, nhất là trong sự phát triển của ngành quảng cáo nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.

ubvh-a5-3874.jpg

Quang cảnh cuộc làm việc

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám. Do đó, với những thông tin về thực tiễn thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - địa phương phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội năng động bậc nhất cả nước sẽ là cơ sở quan trọng cho quá trình thẩm tra và góp ý dự án Luật.

Ghi nhận và đánh giá cao một số kiến nghị, đề xuất của địa phương, Phó Chủ nhiệm Triệu Thế Hùng nhấn mạnh, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra sẽ nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ; từ đó góp phần khắc phục những khó khăn, vướng mắc; tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để quản lý hoạt động quảng cáo, hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo phát triển theo hướng công khai, minh bạch, lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).