Ưu tiên giải quyết nút thắt nào khi cải cách tiền lương?

Theo TS. NGUYỄN HỮU DŨNG, Trưởng Bộ môn Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khu vực công lương thấp nhưng tổng lương và lương hưu do ngân sách bảo đảm chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi tiêu của Nhà nước, vì vậy cải cách tiền lương buộc phải "đẽo chân cho vừa giày". Đây là nút thắt phải ưu tiên giải quyết trong cải cách chính sách tiền lương.

Buộc phải “đẽo chân cho vừa giày”

- Theo ông, cải cách tiền lương những năm gần đây có ý nghĩa như thế nào với việc nâng cao mức sống của cán bộ, công chức, viên chức?

Ưu tiên giải quyết nút thắt nào khi cải cách tiền lương? -0

- Thời gian qua, một số luật và quy định về tăng lương đã được ban hành nhằm nâng cao mức sống của cán bộ, công chức, viên chức và củng cố quản lý nhân sự. Có thể thấy, mức lương tối thiểu được điều chỉnh ngày càng nhiều, hiện đã tăng gần 18 lần so với năm 1994. Năm 2003 đã chứng kiến bước nhảy vọt lớn nhất, mức lương tối thiểu tăng 38% so với năm trước, nhưng mức tăng này đang chậm lại - ví dụ năm 2006 chỉ tăng 28,6%, năm 2012 chỉ tăng 26,5%.

Tôi cho rằng, sự thay đổi lương tối thiểu đã được thực hiện một cách có chủ ý, dần dần và từng bước, thay vì biến động lớn. Ở đầu giai đoạn, lạm phát không cao hơn mức tăng lương nên việc tăng lương có thể giúp tăng mức sống. Tuy nhiên, những năm tiếp theo, lạm phát tăng nhanh và đạt đỉnh điểm năm 2008 với 23%, nhưng lương không tăng được mức như vậy nên thành tựu tăng lương đã bị xói mòn rất nhiều.

- Theo ông, đâu là khó khăn lớn nhất trong cải cách chính sách tiền lương hiện nay?

Các lý thuyết kinh tế cho rằng, chỉ có thể thu hút người lao động nếu tiền lương  phù hợp với năng suất của họ. Lương thấp chỉ thu hút những người không có động lực, loại bỏ những người có năng lực và tâm huyết ra khỏi hệ thống hoặc những người ở lại bị buộc phải làm gì đó để bù đắp thu nhập của họ. Những điều này cần phải được lưu ý trong cải cách tiền lương tới đây.

- Khu vực công có hệ thống lương thấp, nhưng tổng lương và lương hưu được bảo đảm bởi ngân sách chiếm tỷ lệ rất cao nên cải cách tiền lương buộc phải "đẽo chân cho vừa giày" - đây là nút thắt khó giải quyết nhất.

Theo tôi được biết, tỷ lệ ngân sách nhà nước cho tiền lương, trợ cấp và tiền thưởng là khá cao và liên tục gia tăng. Ước tính tiền lương và trợ cấp cho các nhân viên ở khu vực công hiện chiếm 51% chi thường xuyên của Nhà nước, tức là gần 9,6% GDP trong khi năm 2010 con số này chỉ là 6,7% GDP. Ngoài ra, do xu hướng mở rộng ở 16 loại trợ cấp khác nhau, dẫn tới phần còn lại của ngân sách nhà nước trở nên nhỏ đi. Do đó, Nhà nước vẫn thực hiện chính sách lương cho các công chức với mức lương tối thiểu. Tiền lương dường như chỉ đủ cho 65 - 70 % nhu cầu cho cuộc sống tối thiểu của công chức, viên chức hiện nay.

Ngoài ra, so với khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài, mức lương trong khối Nhà nước vẫn rất thấp, và chênh lệch lương giữa khối công - tư ngày càng mở rộng. Vì thế, tìm kiếm thu nhập ngoài lương là xu hướng khó tránh khỏi. Nó đã trở thành nghịch lý lớn và mâu thuẫn trong cấu trúc lương.

Mạnh tay cắt giảm cán bộ

- Giải pháp ở đây là gì?

- Thực ra, chúng ta đã và đang thực hiện cải cách lương song song với cải cách hành chính, cải thiện dịch vụ công, giảm quy mô nhân sự trong khu vực công, và phát triển các dịch vụ công theo nhu cầu phát triển xã hội. Mặc dù việc tiến hành cải cách cần được thực hiện từng bước phù hợp nhưng tôi cho rằng cần phải tinh giản, cắt giảm cán bộ mạnh hơn, thay vì chỉ 10% như hiện nay mà không ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, để dành nguồn lực tài chính cho cải cách cấu trúc lương.

Việc thực hiện chính sách xã hội hóa các hoạt động dịch vụ công cũng rất quan trọng nhưng đang diễn ra khá chậm với kết quả không đạt được kỳ vọng, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo. Chúng ta cần một bộ máy tinh gọn và hiệu quả hơn là cồng kềnh và yếu kém. Việc cắt giảm bớt biên chế để tăng lương cho các vị trí còn lại là rất cần thiết để cải thiện chất lượng công việc và cuộc sống. Cùng với đó, quan điểm và chính sách về cải cách chính sách tiền lương cần thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường hơn.

- Thay đổi như thế nào, thưa ông?

- Chúng ta cần coi mức lương thích hợp cho người lao động là một yếu tố thúc đẩy đầu tư vào phát triển xã hội, giúp phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng dịch vụ công, góp phần vào tính minh bạch và nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước. Luật về cán bộ, công chức, viên chức quy định: hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị sa thải; xác định vị trí làm việc là yếu tố cơ bản cho việc bổ nhiệm; những người không đáp ứng các yêu cầu của vị trí công việc cần phải loại khỏi chức vụ. Chúng ta cần phải bảo đảm các quy định này được thực thi trong thực tế.

Lương công chức, viên chức tính theo mức lương tối thiểu và hệ số như hiện nay cũng chưa hợp lý. Mức lương thích hợp phải được dựa trên hiệu quả và hiệu suất của các nhân viên công và chất lượng dịch vụ công, từ đó phân loại và loại bỏ những người yếu kém ra khỏi bộ máy, giảm gánh nặng cho ngân sách.

Thời gian tới, phải tiếp tục tách biệt lương trong sản xuất với khu vực hành chính cung cấp dịch vụ công - đây phải là bước quan trọng cho cải cách lương trong điều kiện mới của nền kinh tế. Đồng thời, phải thực hiện cải cách chính sách tiền lương bao gồm cả chính sách bảo hiểm xã hội và các chính sách khác liên quan đến con người và phát triển quốc gia thì mới đạt được thành công hơn nữa trong cải cách tiền lương.

- Xin cảm ơn ông!

Đời sống

Học viên tham gia thực hành nghề nông nghiệp (Ảnh: Minh Hà)
Đời sống

Cao Bằng: Gần 14.000 lao động được tạo việc làm

Với việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, duy trì việc làm cho người lao động; kết nối cung - cầu lao động, giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động, người lao động tìm được việc làm phù hợp... tạo ra dấu ấn đậm nét cho công tác giảm nghèo tại Cao Bằng. 

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách
Đời sống

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách xã hội được biểu hiện như một công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Nhà nước thực hiện giảm nghèo bền vững; giúp hộ nghèo, hộ chính sách tạo sinh kế, nâng cao sức sản xuất, phát triển bền vững; bảo đảm an sinh xã hội. Tại Tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu đều cho rằng, việc phát huy hiệu quả sứ mệnh và vai trò mô hình thiết chế sáng tạo, đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách là đòi hỏi cấp bách trong điều kiện thực tiễn đất nước hiện nay.

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế

Tín dụng chính sách xã hội được xem là “điểm sáng” và một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội. Song, trong bối cảnh mới đòi hỏi cách nhìn mới về vai trò của tín dụng chính sách cũng như những quan điểm, giải pháp phát huy tối đa hiệu quả của tín dụng chính sách trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ
Đời sống

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ

Với tâm niệm “đóng góp cho xã hội là một phần bổn phận và là vinh dự của doanh nghiệp”, cùng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chung tay chia sẻ và ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra, T&T Group và Ngân hàng SHB đã đồng hành cùng Bộ Công an trong chương trình triển khai xây dựng 150 căn nhà cho người dân và xây dựng 1 điểm trường cho con em đồng bào miền núi.

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Đời sống

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Xác định việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em là vấn đề quan trọng cần ưu tiên thực hiện, ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 4.2.2024 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm an toàn và phát triển toàn diện cho trẻ.

Toàn cảnh hội nghị
Xã hội

Giao ban trực tuyến về công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Mới đây, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn chủ trì Hội nghị Giao ban trực tuyến toàn ngành về công tác thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và điểm cầu trực tuyến BHXH 63 tỉnh, thành phố.

Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức PBGDPL theo hướng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm.
Xã hội

Nhiều hoạt động thiết thực, nổi bật

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xác định, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vị trí rất quan trọng nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân và là nền tảng quan trọng cho việc thi hành pháp luật. Vì vậy, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt là trong khoảng thời gian cao điểm từ ngày 1 - 9.11.2024.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm tại một số đơn vị trên địa bàn
Xã hội

Hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho lao động

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) là một trong những dự luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm giai đoạn 2020 - 2023 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã chỉ rõ nhiều bất cập, hạn chế khi triển khai chính sách việc làm, từ đó đề xuất sửa đổi một số quy định trong Luật Việc làm để phù hợp với thực tiễn, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Xã hội

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Góp ý vào Dự thảo Luật việc làm (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ Tám, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cử tri là cán bộ, đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) đã tham gia nhiều nội dung thiết thực. Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng lên 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho NLĐ khi không có việc làm.

Trao tặng sách cho trường học và trại giam tại Hà Tĩnh
Xã hội

Trao tặng sách cho trường học và trại giam tại Hà Tĩnh

Đáp lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, ngày 8.11, Viện Học tập suốt đời, chương trình Tủ sách Nhân ái đã trao tặng 400 cuốn sách cho Trường THPT Hương Khê, huyện Hương Khê, 250 cuốn sách cho thư viện trại giam Xuân Hà, huyện Thạch Hà.

Các đơn vị quân đội Đắk Lắk phối hợp tìm kiếm vị trí rơi của máy bay Yak - 130
Đời sống

Các đơn vị quân đội Đắk Lắk phối hợp tìm kiếm vị trí rơi của máy bay Yak - 130

Sáng 8.11, các Đồn Biên phòng trên khu vực biên giới huyện Buôn Đôn đang tích cực phối hợp với các lực lượng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk, Trường Sĩ quan Không quân, Trung đoàn Không quân 940 và các đơn vị chức năng địa phương tìm kiếm máy bay huấn luyện Yak - 130 gặp nạn khi bay huấn luyện ngày 6.11.

Ảnh minh họa
Xã hội

Tọa đàm: “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”

Chiều mai, 9.11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”, nhằm thảo luận về các giải pháp tiếp tục thúc đẩy hiệu quả của tín dụng chính sách, giúp người dân nghèo thoát nghèo bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho trẻ em. Ảnh: Mỹ Hạnh
Đời sống

Bảo đảm tiến độ, kết quả giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em

Công an tỉnh An Giang cho biết, hành vi xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em có biểu hiện rất đa dạng. Theo số thống kê trong năm 2024, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, mang tính chất nghiêm trọng.

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em
Đời sống

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành triển khai các dự án cộng đồng vì trẻ em Việt Nam.