Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong nước

Cho rằng tính chuyển giao công nghệ khi xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là rất cao, sau khi xây dựng, chúng ta có thể làm chủ công nghệ đường sắt đô thị, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong nước trong việc làm chủ ba lĩnh vực xây dựng cầu, đường, hầm, sản xuất đường ray và đóng toa xe.

pho-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-duc-hai-dieu-hanh-noi-dung-2474.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, chiều 15.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Nếu xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện thì khâu tổ chức thực hiện phải chịu trách nhiệm

Khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, ĐBQH Hoàng Văn Cường (TP. Hà Nội) nêu rõ, đây là tuyến đường sắt kết nối hành lang kinh tế quan trọng thứ hai, chỉ sau hành lang kinh tế Bắc – Nam. Việc kết hợp vận chuyển hàng hóa và hành khách đã cho thấy tính hữu dụng của tuyến đường sắt.

Đại biểu cũng cho rằng, tính chuyển giao công nghệ khi xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là rất cao. Dự án tương thích với công nghệ đường sắt đô thị, do vậy sau khi xây dựng, chúng ta có thể làm chủ công nghệ đường sắt đô thị.

dbnd_tl_hoang-van-cuong-ha-noi.jpg
ĐBQH Hoàng Văn Cường (TP. Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Với ý nghĩa này, đại biểu đề nghị cần nhấn mạnh, ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong nước trong việc làm chủ ba lĩnh vực: xây dựng cầu, đường, hầm; sản xuất đường ray; đóng toa xe. Ba lĩnh vực này, trong cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ và các doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong nước đều khẳng định có thể làm được nếu được giao nhiệm vụ.

“Nếu đặt hàng các doanh nghiệp trong nước, có thể chúng ta phải chấp nhận giá thành ban đầu cao hơn so với quốc tế, nhưng khi đặt hàng doanh nghiệp trong nước sản xuất thì toàn bộ tiền đầu tư trở thành tăng trưởng GDP trong nước. Và khi đặt hàng, Chính phủ cần cam kết cho các doanh nghiệp này có thị phần; nếu đặt hàng xong tuyến này mà không tiếp tục đặt hàng tuyến khác, thì doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư lớn để mua công nghệ”. Nhấn mạnh như vậy, đại biểu cũng đề nghị, với những lĩnh vực, công đoạn chúng ta chưa làm chủ được đòi hỏi phải có nhà thầu quốc tế thì cần yêu cầu nhà thầu quốc tế cam kết chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước, nhằm giúp chúng ta làm chủ công nghệ đường sắt đô thị.

Đồng tình với các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai đầu tư dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, tuy nhiên, liên quan đến chính sách 19 về loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia, thực hiện dự án, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị nên quy định rõ, nếu xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện thì khâu tổ chức thực hiện phải chịu trách nhiệm, chứ không phải cơ quan ban hành chính sách.

dbnd_tl_db-tran-van-tien-vinh-phuc.jpg
ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cũng quan tâm đến chính sách 19 về loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia, thực hiện dự án, ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị cần thận trọng, rà soát để thống nhất với Kết luận số 14-KL/TW ngày 22.9.2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Cho phép UBND cấp tỉnh chủ động quyết định biện pháp hỗ trợ, mức hỗ trợ

Nêu rõ, thời gian qua Ủy ban Kinh tế đã tổ chức khảo sát trực tiếp tại các địa phương có tuyến đường sắt đi qua, ĐBQH Sùng A Lềnh (Lào Cai) khẳng định, các địa phương đã có nhiều đề xuất về cơ chế chính sách đặc thù, quan trọng được cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu và thể hiện đầy đủ.

dbnd_bl_sung-a-lenh-lao-cai.jpg
ĐBQH Sùng A Lềnh (Lào Cai) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Để bảo đảm tiến độ dự án, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị Chính phủ bổ sung thêm 2 cơ chế, chính sách: Một là, về hỗ trợ khác để ổn định chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất cho nhân dân đề nghị cho phép UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương chủ động quyết định biện pháp hỗ trợ, mức hỗ trợ đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành của pháp luật. Hai là, cho phép UBND cấp tỉnh được thực hiện ngay công tác quy hoạch thuộc các nội dung liên quan đến dự án theo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn năm 2024 (trước ngày luật này có hiệu lực là ngày 1.7.2025).

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các đại biểu Quốc hội nhất trí về sự cần thiết đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Các đại biểu đã tham gia ý kiến về phương án và hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội của dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các chính sách đặc thù, đề nghị áp dụng việc khai thác đồng bộ với các tuyến đường sắt hiện hữu khổ 1m và kết nối với các tuyến đường bộ, đường cao tốc và các tuyến đường sắt quốc tế sẽ kết nối...

Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đóng góp tích cực phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ, mong muốn đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia, sẵn sàng phối hợp với Quốc hội Ethiopia để tăng cường quan hệ nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát và hợp tác trên diễn đàn đa phương để cùng thúc đẩy các sáng kiến vì hòa bình và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 lần thứ 4 (P4G) tại Hà Nội.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi

Chiều 16.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Chính phủ Việt Nam, Lào triển khai hiệu quả các thỏa thuận, dự án hợp tác

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu lần thứ 4 tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề "Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031" Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp (dự kiến từ ngày 6.5 đến ngày 5.6); đề nghị Chính phủ cùng với Mặt trận Tổ quốc tiến hành nhiệm vụ này khoa học, dân chủ, thực chất, công khai, minh bạch. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững

Chiều 15.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chính trị

Sẽ trình Quốc hội xem xét kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng 15.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Hợp tác kênh nghị viện là một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.