Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý đầu năm

Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1.2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các mảng kinh doanh cốt lõi.

Ưu tiên chính sách vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho khách hàng

Ngân hàng nhà nước (NHNN) đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung từ đầu năm là 15% cho toàn hệ thống cũng như giao cụ thể cho từng ngân hàng, tạo cơ hội cho các ngân hàng đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh doanh ngay từ đầu năm.

Riêng tại OCB, đi đầu trong công tác đồng hành, hỗ trợ khách hàng thông qua các sản phẩm/chính sách ưu đãi, đáp ứng nhu cầu thực tế của từng nhóm khách hàng. Ngân hàng đang ưu tiên hướng dòng vốn tín dụng vào các sản phẩm có lợi suất tốt đi kèm rủi ro có thể chấp nhận được, đẩy mạnh cho vay sản xuất kinh doanh, mua nhà cho cá nhân có nhu cầu thực với lãi suất chỉ từ 5,2%… Riêng doanh nghiệp, khách hàng được phân nhóm hỗ trợ theo ngành nghề, như lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể vay với mức lãi suất từ 5% thậm chí thấp hơn.

Không chỉ  giảm lãi suất cho khoản vay mới mà ngay cả những khoản vay cũ cũng được ngân hàng giảm, qua đó hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách hàng mở rộng kinh doanh và phát triển. Đồng thời với các doanh nghiệp có dự án xanh, giúp giảm phát thải môi trường, dự án hướng đến lợi ích vì cộng đồng, sẽ được ưu tiên thêm chính sách ưu đãi.

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý đầu năm -0
OCB ưu tiên chính sách vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho khách hàng

Nhờ nhiều giải pháp linh hoạt giúp khách hàng dễ tiếp cận nguồn vốn, OCB đã có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn rất nhiều so với toàn ngành (0,26%). Tính đến cuối quý 1/2024, dư nợ thị trường 1 của OCB ghi nhận tăng trưởng tốt, đạt mức 3,5% lên 153.199 tỷ đồng. Đây là “quả ngọt” đầu tiên mà ngân hàng đã gặt hái từ chiến lược tập trung đẩy mạnh mở rộng cơ sở khách hàng, quan hệ đối tác và số hóa. Tổng tài sản của OCB đạt mức 236.980 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2024.

Trong bối cảnh lãi suất huy động toàn hệ thống chạm đáy và tiếp tục xu hướng giảm, OCB vẫn duy trì được nguồn vốn huy động thị trường 1 ở mức 163.401 tỷ đồng.

Tổng thu thuần của OCB đạt 2.287 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, đóng góp chính cho tăng trưởng đến từ thu nhập lãi thuần và hoạt động kinh doanh ngoại hối. Thu nhập lãi thuần trong quý đạt 1.901 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ và chiếm 83,12% tổng thu thuần nhờ các chính sách ưu đãi lãi suất, hỗ trợ khách hàng và doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn cung vốn.

Nguồn thu nhập ngoài lãi cũng tăng trưởng tốt với mức tăng 13,8% lên 386 tỷ đồng. Riêng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 118 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ năm trước nhờ tận dụng cơ hội biến động mạnh của tỷ giá trong những tháng đầu năm.

Tổng kết quý 1/2024, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh kinh tế vĩ mô tiếp tục biến động phức tạp.

Các chỉ số liên quan về quản trị rủi ro như hệ số an toàn vốn (CAR), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, hệ số cho vay trên huy động (LDR), luôn được OCB đảm bảo ở mức an toàn. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%, đáp ứng mọi quy định của NHNN. Chỉ số thanh khoản ổn định với bộ đệm tài sản thanh khoản đầy đủ.

Chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa

Bên cạnh mục tiêu kinh doanh, chiến lược phát triển bền vững thông qua việc đẩy mạnh số hóa cũng được ngân hàng ưu tiên triển khai ngay từ đầu năm.

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý đầu năm -0
Đại diện OCB và IFC thực hiện ký kết thỏa thuận tư vấn chuyển đổi ngân hàng xanh và dịch vụ ngân hàng số

Mới đây, OCB cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã chính thức ký kết thỏa thuận tư vấn chuyển đổi ngân hàng xanh và dịch vụ ngân hàng số bán lẻ và doanh nghiệp SME. Điều này không chỉ thúc đẩy phát triển tài chính khí hậu mà còn mở ra cơ hội tiếp cận vốn cho nhóm doanh nghiệp SME, đặc biệt là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Cơ hội này góp phần đưa OCB từng bước trở thành ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng cơ hội kinh doanh, tạo thêm việc làm, và nâng cao mức sống và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trong xu hướng đó, OCB cũng tiếp tục rà soát danh mục khách hàng vay vốn hiện hữu, chủ động xem xét giảm phí giao dịch đối với khách hàng hoạt động kinh doanh trong một số ngành nghề đặc thù liên quan đến lĩnh vực năng lượng, điện gió…

Được biết, dự kiến quý 3.2024, ngân hàng sẽ phát hành báo cáo phát triển bền vững độc lập do PwC tư vấn.

Không chỉ tập trung vào danh mục đầu tư mang tính bền vững, OCB tiếp tục tăng cường đẩy mạnh số hóa, vốn là thế mạnh cũng như chiến lược ưu tiên của ngân hàng trong năm 2024 nhằm đẩy mạnh nguồn thu từ các dịch vụ, đồng thời tiết giảm được chi phí vận hành. Vào ngày 10.5 tới đây, OCB sẽ cho ra mắt phiên bản ngân hàng số OCB OMNI thế hệ mới, trên cơ sở hợp tác cùng Backbase - công ty công nghệ tài chính hàng đầu thế giới.

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý đầu năm -0
Phiên bản ngân hàng số OCB OMNI thế hệ mới, tối ưu trải nghiệm và tính bảo mật

Với năng lực xử lý giao dịch mạnh mẽ, hiện đại, đảm bảo tốc độ nhanh chóng, tự động đề xuất sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tài chính được cá nhân hóa cho từng khách hàng, cùng công nghệ bảo mật FIDO kết hợp với xác thực sinh trắc học tiên tiến sẽ được ra mắt vào tháng 7 sắp tới.

Phiên bản này loại bỏ hoàn toàn mã OTP gây bất tiện trong trải nghiệm cũng như bảo mật, đảm bảo tính an toàn, bảo vệ thông tin tài chính của người dùng một cách tối ưu, kỳ vọng sẽ giúp OCB gia tăng, mở rộng cơ sở khách hàng, từ đó đem lại hiệu quả cao về mặt kinh doanh.

Năm 2024, OCB đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4.168 tỷ đồng lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu, mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với kết quả năm 2023.

Kinh tế

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
Tài chính

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

Đồng tình và cho rằng nên sửa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng trong một kỳ họp, sửa sớm để có hiệu lực sớm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định, việc ban hành trên cơ sở rút gọn sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Đại diện Agribank nhận Cup và chứng nhận sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, công nghệ thông tin Việt Nam - Giải thưởng Sao Khuê 2025
Doanh nghiệp

6 hệ thống/sản phẩm Agribank đoạt Giải thưởng Sao Khuê 2025

Năm 2025 ghi nhận tăng trưởng vượt bậc trong số lượng cũng như chất lượng của các đề cử của Agribank được công nhận và vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025 trên nhiều lĩnh vực: Quản trị Doanh nghiệp đặc thù, Quản trị tài sản, Dữ liệu số và Tiện ích số. Những sản phẩm này một lần nữa khẳng định vị thế trong ngành công nghệ ngân hàng của Agribank.

TS. Lê Duy Bình: Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu
Kinh tế

TS. Lê Duy Bình: Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu

Tại Tọa đàm "Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu không chỉ là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, mà còn là điều kiện tiên quyết để giải phóng nguồn lực lớn đang bị "giam giữ" trong hệ thống ngân hàng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu

Trước sức ép từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, nhiều ý kiến cho rằng cần nhanh chóng chuyển hướng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, thay vì chỉ tập trung vào giải pháp ngắn hạn này, Việt Nam cần hướng đến một chiến lược dài hạn hơn, đó là chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Kinh tế

Quy định rõ ràng, khả thi về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

Nhằm thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”. Ủng hộ chủ trương này, song cộng đồng doanh nghiệp cho rằng cần quy định rõ ràng, hợp lý để có tính khả thi, giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ban Khai thác bay. Ảnh: VT
Doanh nghiệp

Vietravel Airlines bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Anh nắm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban kỹ thuật và ông Nguyễn Quang Đạt vào vị trí Giám đốc Ban Khai thác bay kiêm Đoàn trưởng Đoàn bay, hoạt động bổ nhiệm nằm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cấp cao và cấp trung tại chỗ của hãng trong năm 2025.

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)
Doanh nghiệp

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)

Tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á 2025 diễn ra tại Thượng Hải - Trung Quốc, Bảo Việt Nhân thọ ghi dấu ấn mạnh mẽ khi lọt Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025. Không chỉ là cột mốc đáng tự hào trong hành trình hội nhập, giải thưởng còn mở đầu cho chuỗi hoạt động “Hào khí Việt Nam” mà Công ty triển khai trong tháng 4, với thông điệp tri ân lịch sử và lan tỏa giá trị Việt.

Chuyến bay khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chính thức cất cánh
Doanh nghiệp

Chuyến bay khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chính thức cất cánh

Chuyến bay VN244 của Vietnam Airlines, hành trình từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội, khai thác bằng máy bay Boeing 787-9 số hiệu VN-A868 mang biểu tượng Chim Lạc, chở theo 229 hành khách, đã cất cánh lúc 9h30 từ nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Đây là chuyến bay chính thức khai trương nhà ga T3, đánh dấu thời khắc nhà ga hành khách hiện đại nhất cả nước bắt đầu đi vào hoạt động

Ảnh minh họa
Kinh tế

Đô thị tích hợp - lời giải chiến lược cho bất động sản Trung Trung Bộ

Sau thời gian dài trầm lắng, thị trường bất động sản Trung Trung Bộ đang dần lấy lại đà tăng trưởng với nguồn cung và lượng giao dịch cải thiện rõ nét. Trong bối cảnh đó, mô hình đô thị thương mại - dịch vụ tích hợp tại Đà Nẵng và Quảng Nam đang được xem là lời giải chiến lược để đón đầu nhu cầu ở thực, đầu tư và phát triển đô thị bền vững.

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.