Uống nhầm lọ thuốc trị mụn cóc với ống men vi sinh, bé trai 6 tháng tuổi bị bỏng thực quản

Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận và điều trị thành công cho bé trai 6 tháng tuổi bị bỏng thực quản do uống nhầm thuốc.

Đó là trường hợp bệnh nhi D.N.K (6 tháng tuổi, Tây Ninh). Theo lời kể của người nhà, do nhầm lọ thuốc trị mụn cóc với ống men vi sinh nên đã cho bé uống nhầm lọ thuốc trị mụn cóc. Sau khi uống bé nôn ói và khó thở, được khám tại bệnh viện địa phương và chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1.

2-9450.jpg
Người nhà nhầm lọ thuốc trị mụn cóc với ống men vi sinh (Ảnh: BVCC)

Thời điểm nhập viện, trẻ được hỗ trợ đường thở và chăm sóc tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Tại đây, sau khi hội chẩn các chuyên khoa liên quan, ekip bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành soi đường thở và soi thực quản cấp cứu cho bé.

Kết quả soi cho thấy vùng họng sung huyết, lở loét; thanh quản của bé phù nề gây khó thở và thực quản bị bỏng độ II, phải đặt ống sonde dạ dày. Do đó, trẻ sẽ không thể ăn qua miệng mà phải uống sữa và chất lỏng qua sonde trong thời gian dài, cũng như phải tái khám soi nong thực quản định kì nếu bị biến chứng hẹp thực quản.

3-110202414-7051.jpg
Hình ảnh soi thực quản bỏng thực quản độ II của bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

BS.CKI Lý Phạm Hoàng Vinh - Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, thuốc trị mụn cóc có thành phần chính là các loại kiềm, chỉ sử dụng ngoài da. Khi uống vào sẽ gây hoại tử các lớp niêm mạc và cơ của thực quản, có thể gây biến chứng hẹp thực quản, nặng hơn là thủng thực quản, sốc.

Theo đó, mỗi năm tại bệnh viện luôn cấp cứu 15-20 trường hợp trẻ em bị bỏng thực quản do uống nhầm axit hoặc kiềm, để lại di chứng kéo dài và chi phí điều trị cũng khá cao.

Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần cẩn thận khi lưu trữ các loại dung dịch này, không để lẫn lộn và nên để các loại hóa chất ngoài tầm tay của trẻ em. Nếu trẻ lỡ uống nhầm, người nhà nên đưa ngay đến bệnh viện để điều trị cấp cứu kịp thời, hạn chế di chứng nguy hiểm.

Sức khỏe

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công
Sống khỏe

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công

Đó là khẳng định của Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF Hà Nội) ThS.BS Lê Thị Thu Hiền khi trao đổi với báo chí ngày 2.11. Cụ thể, đơn vị sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bao gồm chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi ngày 3, 1 lần chuyển phôi… nếu không thành công.

Quỹ BHYT chi gần 600 triệu đồng cho "Em bé Làng Nủ"
Xã hội

Quỹ BHYT chi gần 600 triệu đồng cho "Em bé Làng Nủ"

Chiều 1.11, "Em bé Làng Nủ", nạn nhân cuối cùng vụ lũ quét thôn Làng Nủ được xuất viện sau 50 ngày điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) đã chi trả lên đến gần 600 triệu đồng, góp phần giúp em phục hồi một cách kỳ diệu.

Lồng ghép, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trong các buổi sinh hoạt Đoàn, các hoạt động ngoại khóa
Sức khỏe

Lồng ghép, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trong các buổi sinh hoạt Đoàn, các hoạt động ngoại khóa

Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với học sinh, trường Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh Nghệ An (thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) thường xuyên tuyên truyền trong các buổi chào cờ sáng thứ hai hàng tuần, trong giờ sinh hoạt Đoàn, đồng thời tổ chức các chương trình hoạt động ngoại khóa để giáo dục như “trường học nói không với thuốc lá”, nâng cao nhận thức cho học sinh.

Tại sao không nên cho trẻ ăn no vào bữa tối và ăn muộn sau 20 giờ để phòng tránh bệnh tai mũi họng?
Sức khỏe

Tại sao không nên cho trẻ ăn no vào bữa tối và ăn muộn sau 20 giờ để phòng tránh bệnh tai mũi họng?

Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trẻ em rất hay bị ốm nhất là các bệnh lý về Tai Mũi Họng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh chỉ chăm chú đến đơn thuốc kê gì mà không lưu ý đến các yếu tố thuận lợi ảnh hưởng tới quá trình lành bệnh hay khả năng tái phát của bệnh.

Không để thuốc lá thế hệ mới trở thành sản phẩm dẫn dắt người trẻ sử dụng nicotin
Sức khỏe

Không để thuốc lá thế hệ mới trở thành sản phẩm dẫn dắt người trẻ sử dụng nicotin

Mặc dù các sản phẩm thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử chưa được cấp phép nhưng số lượng sử dụng các loại thuốc lá thế hệ mới này ngày càng tăng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã đưa ra những cảnh báo về tác hại của các loại thuốc lá mới gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cả về y tế công cộng.