Ước vọng qua việc mua muối, mua lửa, xin chữ dịp đầu năm mới

Dịp năm mới, mua muối, mua lửa, mua giấy, xin chữ... là những nét đẹp truyền thống của người Việt từ nhiều đời nay với ước vọng đầu năm mua lấy sự may mắn, tài lộc, hanh thông, thuận lợi cho bản thân, gia đình.

Nét đẹp truyền thống

Ngay từ sáng sớm mùng 1 Tết, khi mọi người đang còn chìm trong giấc ngủ, những tiếng rao “ai mua muối lộc đi. Ai mua muối lộc nào” của người bán muối dạo đã ngân vâng qua khắp các con phố của Hà Nội. Chắc hẳn nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay không hiểu câu rao hàng này là như thế nào và cũng không hiểu lý do tại sao lại có tiếng rao này vào thời khắc vừa bước sang năm mới, trong khi nhiều hàng quán đã đóng cửa.

Theo tìm hiểu văn hoá dân gian được biết, muối không chỉ là gia vị dùng trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn vật phẩm phong thủy, bởi trong muối có chứa nhiều năng lượng dương, có thể hút và xua đuổi tà khí. Vì vậy, theo quan niệm ngày xưa ông bà để lại, đầu năm mới nếu mua ít muối sẽ lấy may cho cả năm.

Chị Phương (tiểu thương bán muối) cho biết thêm: Muối là hàng hóa đặc biệt từ xa xưa, nên chỉ có những dịp đầu năm mới là được mọi gia đình mua nhiều. Ngày nay, muối trở thành hàng hóa thiết yếu cho mọi gia đình. Tuy nhiên, phong tục mua muối đầu năm vẫn được nhiều gia đình gìn giữ đến tận ngày nay. Chị Phương cho biết thêm: mùng 1 Tết năm nay, từ 5 giờ kém, chị đã cùng với chồng, mỗi người một xe chở muối đi bán khắp phố phường Hà Nội. "Từ sáng sớm tôi đã bán được 30kg muối rồi. Muối đầu năm không ai kỳ kèo mặc cả bao giờ. Mỗi gói muối được xúc 1 gáo (bát) là 20.000 đồng kèm theo một cái bật lửa". Sau khi mang muối về nhà, có thể chia ra thành từng túi nilon nhỏ hay túi vải, phong bao lì xì... vừa cho đẹp mắt mà lại tiện cất giữ. Người làm kinh doanh buôn bán có thể đặt túi muối ở quầy hàng để cầu may mắn về tài lộc, đi du lịch xa cũng đặt túi muối trong vali để lộ trình được bình an. “ Những năm trước đây, tôi đi bán hàng sớm, từ 0 giờ sáng, sau khi giao thừa và bán kèm theo hộp diêm. Tuy nhiên, những năm trở lại đây đã thay đổi thời gian và mặt hàng cho phù hợp nhu cầu thị trường.” - Chị Phương tươi cười chia sẻ.

Lý giải việc bán muối kèm theo bật lửa hoặc diêm, chị Phương cũng cho biết: các cụ truyền lại là vì ý nghĩa đặc biệt, việc tặng bật lửa đầu năm với mong muốn về một năm mới an lành, vui vẻ và nhiều tài lộc. Ngọn lửa tượng trưng cho sự ấm áp và tài lộc không bao giờ dập tắt. Do đó, mua lửa đầu năm mang đến nhiều may mắn nên người ta thường mua diêm, mua bật lửa đầu năm để mong muốn năm đó có nhiều may mắn và tài lộc. 

Những ước vọng xin chữ đầu xuân 

"Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua…” - những câu thơ trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên đã miêu tả rõ nét về không khí Tết truyền thống. Thật vậy, xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống đã có từ lâu đời mỗi dịp Tết đến, xuân về của người Việt Nam. Những ngày đầu xuân, người đến xin chữ sẽ xếp hàng để mua giấy với giá từ 50.000 - 70.000 – 200.00 đồng/tờ tùy thuộc chất liệu và kích cỡ giấy. Sau đó, người xin chữ đến bàn ông đồ và xin chữ lấy may.

Phóng viên báo Đại biểu Nhân dân có dịp trò chuyện với nhà Thư pháp Nguyễn Văn Tư được biết: Hiện nay, đa số người đến mua giấy xin chữ là các bạn học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, cũng có người theo thói quen đầu xuân đến xin chữ với mong muốn có được sự an lành, may mắn, thành công, đỗ đạt, con cái đầy nhà. Người cho chữ là ông đồ túc nho và người xin chữ thường là những chủ nhà cầu mong những tin mừng cùng những vận hội mới trong cuộc đời. Đặc biệt là những nhà có người theo học, mong được con chữ của thánh hiền, giáng ứng cho may mắn trong học hành thi cử. Những em học sinh, sinh viên sẽ xin chữ để cầu về học hành, thi cử được đỗ đạt, công thành, danh toại. Các gia đình xin chữ mong có được “bình an”, “an khang”, còn người già sẽ xin chữ “thọ” để cầu mong sức khỏe...

Những năm trở lại đây, ngoài đồ già viết chữ Hán, còn có "ông đồ trẻ" viết thư pháp Việt. Mỗi người một xếp giấy, vài chiếc bút lông và nghiên mài mực, ngồi khoanh chân trên chiếc chiếu hoa vuông vức xinh xắn hay kê lên bàn sẵn sàng cho những người xin chữ.

Ông đồ Tư- một người chuyên cho chữ có tiếng của đất Hà Thành chia sẻ ý nghĩa của một số chữ thường được nhiều người xin trong dịp đầu năm mới: Chữ Lộc với mong muốn một năm phát tài, phát lộc; chữ Phúc tượng trưng cho hạnh phúc và ấm no; chữ Thọ thường xin để biếu ông bà, cha mẹ với mong muốn gia đình mạnh khỏe, an khang; người xin chữ Tài với mong muốn con người có được tài năng, hy vọng thành đạt ở trong công việc… Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện phấn đấu của gia đình, bản thân. Thông qua việc mua giấy xin chữ, những ước vọng tốt đẹp của người mua sẽ được thể hiện qua những tác phẩm của thầy đồ.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.