Ứng phó linh hoạt để duy trì đà tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam gần 9 tháng năm 2024 diễn biến tích cực, tăng trưởng ở mức kỳ vọng. Tuy nhiên, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), trong những tháng cuối năm 2024, nền kinh tế có thể đối mặt với những rủi ro, thách thức, đòi hỏi cần có những chính sách linh hoạt, phù hợp để có thể kỳ vọng.

Tăng trưởng có thể đạt mức kỳ vọng

- Với những điểm sáng trong nửa đầu năm, các tổ chức và chuyên gia quốc tế đều lạc quan trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2024. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

- Có thể thấy, mặc dù trong 8 tháng năm 2024, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là xung đột quân sự, biến động chính trị, bất ổn tại một số quốc gia, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và thiếu vững chắc; tuy nhiên, bằng sức mạnh nội tại và sự linh hoạt trong điều tiết chính sách… nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng, ổn định và có những điểm sáng. Những kết quả đó đã thể hiện sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân, cũng thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các bộ, ngành và địa phương đã nghiêm túc, quyết liệt thực hiện hiệu quả các nghị quyết, mục tiêu đề ra.

Tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2024 của nước ta duy trì xu hướng tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn so với cùng kỳ năm trước trên nhiều lĩnh vực, góp phần tạo động lực cho các tháng, quý tiếp theo. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) những lĩnh vực thế mạnh của nước ta như nông nghiệp, thuỷ sản… đều tăng trưởng hơn so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 năm 2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,6%... Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa phục hồi và tăng trưởng khởi sắc. Tính chung 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2024 ước tính xuất siêu 19,07 tỷ USD, nhờ đó góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và bảo đảm an toàn tài chính quốc gia.

Thêm vào đó, tính chung 8 tháng năm 2024, cả nước có 168,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động lớn, trong 8 tháng năm 2024. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1.8.2024 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,5% so với cùng thời điểm năm trước…

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.jpg
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh

Bên cạnh đó, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Môi trường đầu tư thuận lợi, ổn định cũng khiến tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31.8.2024 bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước…

Với những điểm sáng đó, tôi tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ hoàn thành tốt các mục tiêu tăng trưởng đặt ra trong năm 2024. Mức tăng trưởng kinh tế có thể đạt ngưỡng 6,3 - 6,5% và lạm phát khoảng 3,2 - 3,5%. Nếu kinh tế thế giới tăng trưởng tốt hơn, lãi suất ngân hàng được hạ xuống, lạm phát giảm, giao thương tốt hơn, cùng với sự khuyến khích của Nhà nước về giữ mức lãi suất thấp, ổn định tỷ giá hối đoái, giảm thuế, giãn hoãn tiền thuê đất… thì chúng ta vẫn có thể kỳ vọng nền kinh tế sẽ có mức tăng trưởng cao hơn.

Ổn định nền kinh tế vĩ mô, hồi phục sản xuất sau bão

- Triển vọng phát triển khá rõ ràng, tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan. Vậy ông có cho biết đâu là những khó khăn, thách thức chúng ta cần lưu ý để tiếp tục đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2024 đến đầu 2025?

Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, độ mở kinh tế lớn, thì khó khăn, thách thức và những rủi ro luôn tồn tại, nếu chúng ta không có hướng đi đúng đắn và linh hoạt các giải pháp thì nền kinh tế khó có thể phát triển ổn định.

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào nước ta ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất ở các tỉnh phía Bắc cũng như cả nước, làm giảm mức độ tăng trưởng. Theo tính toán của các chuyên gia khoảng 0,18% - 0,2%.

Chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức như áp lực lạm phát còn lớn, khả năng kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI chậm được cải thiện, nhận thức và năng lực chuyển đổi của doanh nghiệp Việt nhằm thích ứng với các xu hướng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh), khả năng tận dụng cơ hội kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp chưa cao…

Mặc dù có thể đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nhưng điều đó cũng cho thấy, những rủi ro, thách thức còn rất nhiều… Để có thể giữ đà tăng trưởng, cần chính sách linh hoạt ứng phó với những biến động của kinh tế thế giới nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô...

- Để tạo đà cho nền kinh tế tiếp tục phát triển, chúng ta cần có những giải pháp nào để ứng phó với những khó khăn, thách thức đó, thưa ông?

- Trước tiên chúng ta cần ổn định nền kinh tế vĩ mô, hồi phục và tăng trưởng sản xuất ngay sau bão ở các tỉnh phía Bắc cũng như là đẩy mạnh hoạt động logistic, ổn định giá cả ở các vùng miền trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục theo dõi, đánh giá, dự báo sát tình hình kinh tế thế giới và trong nước để có các ứng phó kịp thời với các rủi ro và tận dụng được cơ hội của xu hướng dịch chuyển đầu tư nước ngoài... Đồng thời, có lộ trình điều chỉnh giá các hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước quản lý để kiểm soát lạm phát.

Ngoài ra, cần để đẩy nhanh cải cách thể chế kinh tế, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính để giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, giúp họ phát triển ổn định. Đặc biệt là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong bão, lũ vừa qua. Vì từ nay đến cuối năm, thời gian còn rất ngắn, nên việc nhanh chóng tiết giảm được thủ tục hành chính cũng sẽ góp phần mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp ổn định phát triển, đóng góp cho nền kinh tế.

Thêm nữa, chúng ta cũng cần tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện khung chính sách nhằm mở rộng không gian phát triển cho các mô hình kinh tế mới như: kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

- Xin cảm ơn ông!

Đời sống

NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024
Đời sống

NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024

Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) với sản phẩm NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE đã được vinh danh vì các đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Pano tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Xã hội

Ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo đánh giá của Ủy ban Dân tộc, ở khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao diễn ra tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết. Thực tế đó đòi hỏi, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai triển khai nhiều giải pháp phát triển người tham gia
Xã hội

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai: Quyết liệt giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2024, bên cạnh việc chủ động nắm bắt, đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thực hiện, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai cũng tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông để khai thác, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).

Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen
Đời sống

Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen

Thời gian qua, nắm bắt tâm lý nhiều người dân có nhu cầu vay tiền online để phục vụ cuộc sống, các đối tượng đã giả danh cán bộ ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Với quảng cáo thủ tục thuận tiện, giải ngân nhanh trên mạng xã hội, nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.

Diễn đàn lắng nghe nông dân nói
Đời sống

Diễn đàn lắng nghe nông dân nói

Ngày 14.10, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX năm 2024 với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lắng nghe nông dân nói".

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh
Đời sống

"Cô đỡ thôn bản" - cánh tay nối dài của ngành y tế Yên Bái

"Cô đỡ thôn bản" là nhân tố quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Yên Bái. Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo, họ không chỉ hỗ trợ trực tiếp việc sinh nở cho các bà mẹ mà còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, như khám thai, tư vấn dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe... góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Đó là chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái với Báo Đại biểu Nhân dân.

Hà Nội khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo năm 2024
Đời sống

Hà Nội khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo năm 2024

Tối 11.10, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thường Tín (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Thường Tín đã khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 nhằm kỷ niệm 70 năm giải phóng huyện Thường Tín (28.8.1954-28.8.2024) và 70 năm giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2024).