Khát vọng của kỳ lân MoMo:

Ứng dụng AI để giúp người Việt “làm được nhiều hơn với tiền”

Không còn dừng lại ở vai trò của một ví điện tử đơn thuần, MoMo trở thành nền tảng tài chính toàn diện, hỗ trợ người dùng quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả và thông minh. Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) đã và đang giúp MoMo hiện thực hóa khát vọng này nhanh hơn bao giờ hết.

AI của MoMo “âm thầm” nhưng hiệu quả

Ngày 29.10 vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh, MoMo đã chính thức ra mắt định vị thương hiệu mới “Trợ thủ tài chính với AI.” Đây là bước đi chiến lược của MoMo nhằm đưa AI vào mọi khía cạnh trải nghiệm của người dùng, từ quản lý chi tiêu, thanh toán đến bảo mật và cá nhân hóa dịch vụ. Với định hướng mới này, MoMo đã sẵn sàng trở thành người bạn đồng hành giúp người dùng Việt làm chủ tài chính và sống hạnh phúc hơn.

Theo CTO MoMo Thái Trí Hùng, người dùng có thể không quan tâm đến việc MoMo có dùng AI hay không, điều quan trọng là nhu cầu của họ được phục vụ nhanh nhất. Ngay từ “cái chạm đầu tiên” khi mở ứng dụng MoMo, AI đã nhanh chóng nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu của từng người dùng, mang đến trải nghiệm cá nhân hóa vượt trội. Nhờ sự hỗ trợ của AI, người dùng thực hiện các thao tác và giao dịch chỉ trong vài bước đơn giản mà không bị rườm rà. Sự liền mạch trong trải nghiệm này giúp họ tiết kiệm thời gian, đồng thời tận hưởng sự tiện lợi của công nghệ AI như một “trợ thủ” thầm lặng, luôn hiện diện để đáp ứng nhanh chóng và chính xác nhu cầu riêng của từng cá nhân.

1.jpg
Nhờ AI, MoMo không ngừng nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa, giúp người dùng tận hưởng sự tiện lợi, an tâm và tối ưu trong từng điểm chạm. Ảnh: MoMo

AI của MoMo không ngừng học hỏi từ hành vi tiêu dùng và thói quen chi tiêu của người dùng để đưa ra những gợi ý cá nhân hóa về sản phẩm, dịch vụ và các chương trình ưu đãi phù hợp nhất. Nhờ vậy, người dùng dễ dàng tiếp cận những gì họ cần ngay lập tức mà không phải mất thời gian tìm kiếm. Sự tiện lợi này cũng thể hiện thông qua hàng loạt sản phẩm và tính năng tích hợp AI mà MoMo ra mắt trong dịp định vị thương hiệu mới, đơn cử như Trung tâm tài chính, Quản lý chi tiêu… Nếu như Trung tâm tài chính cho phép người dùng có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính cá nhân và nhận được các khuyến nghị để đầu tư hiệu quả thì Quản lý chi tiêu phân tích các giao dịch thu - chi theo danh mục để giúp người dùng dễ dàng theo dõi, từ đó quản lý tài chính thông minh hơn.

Mỗi tính năng trên MoMo có sự tham gia của ít nhất hai mô hình AI

MoMo hiểu rằng, để phát triển AI thì một Fintech cần sở hữu hạ tầng công nghệ mạnh mẽ, bao gồm các trung tâm dữ liệu hiện đại, nền tảng tính toán hiệu suất cao và cơ sở dữ liệu lớn. Việc thu thập và quản lý dữ liệu phải bảo đảm tuân thủ các quy định về quyền riêng tư và bảo mật thông tin, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều năm qua, MoMo đã xây dựng đội ngũ nghiên cứu và phát triển (R & D) chuyên sâu và thành lập AI Committee (Hội đồng AI), cũng như đầu tư vào hạ tầng công nghệ hiện đại, quyết tâm đưa AI trở thành nền tảng cốt lõi trong mọi sản phẩm và dịch vụ của mình.

Tuy nhiên, định hướng ứng dụng AI của MoMo cũng có nhiều điểm đặc biệt và mang tính “đi trước đón đầu”, không nằm ngoài giá trị cốt lõi Customer Centricity (lấy khách hàng làm trung tâm) của Fintech này. Với tầm nhìn “Trợ thủ tài chính với AI”, MoMo định hình AI không phải là công nghệ kiểm soát mà là một người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp người dùng trong mọi khía cạnh tài chính và sống cuộc đời theo cách mình muốn, như cách ông Thái Trí Hùng đã ví von: “Hãy để AI của MoMo lo việc “rửa chén, quét nhà”, còn bạn chỉ việc tận hưởng trải nghiệm được “làm nhiều thứ hơn với tiền””.

Ông Hùng lý giải cụ thể, AI của MoMo sẽ không gây trầm trồ vì biết làm thơ, vẽ tranh, sáng tạo, còn con người vẫn phải rửa chén, quét nhà. AI của MoMo cũng sẽ không phải là ngôi sao nhạc rock chiếm “spotlight” (tiêu điểm) mà sẽ là nhân vật phụ xuất sắc, âm thầm hỗ trợ phía sau. Với mỗi tính năng đều có sự tham gia của ít nhất hai mô hình AI, MoMo mong muốn tập trung giải các bài toán nhỏ có tính ứng dụng cao cho người dùng và doanh nghiệp.

Đơn cử, hệ thống chăm sóc khách hàng của MoMo từ khi ra mắt chatbot với sự hỗ trợ của AI đã giảm 75% số lượng khiếu nại hàng tuần, mức độ hài lòng của khách hàng tăng lên 23%. Như vậy, AI giúp giảm bớt công việc “rửa chén, quét nhà” cho cả người dùng và đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của MoMo.

Cũng với AI, MoMo hướng đến một khát vọng lớn hơn, đó là góp phần hiện thực hóa mục tiêu tài chính toàn diện mà Chính phủ đề ra, thông qua việc giúp ngày càng nhiều người dùng yếu thế tiếp cận các giải pháp tài chính dễ dàng hơn. Nhờ tích hợp AI, MoMo và các ngân hàng, tổ chức tài chính đã rút ngắn thời gian xử lý các khoản vay, giúp người dùng tiếp cận tín dụng nhanh hơn từ 10 - 30 lần so với phương pháp truyền thống, với tỷ lệ phê duyệt tăng gấp đôi. Và khi AI tích hợp vào tính năng eKYC, người dùng cũng chỉ mất từ 2 - 3 phút để hoàn tất quy trình mở tài khoản ngân hàng trực tiếp trên ứng dụng MoMo, trong khi đối tác ngân hàng cũng giảm đến 50% chi phí vận hành so với cách mở tài khoản truyền thống.

Xã hội

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.