UNFPA và KOICA tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ 5,5 triệu USD cho hai dự án mới, với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), nhằm hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Chiều 13.1, tại Hà Nội, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson và Giám đốc Quốc gia KOICA tại Việt Nam Lee Byung Hwa đã cùng khởi động hai dự án quan trọng do KOICA tài trợ. Hai dự án này nhằm thúc đẩy nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa (Ngôi nhà Ánh Dương) tại các địa phương khác trên khắp Việt Nam và hỗ trợ công tác cứu trợ khẩn cấp, phục hồi sau thiên tai cho Ngôi nhà Ánh Dương tại Quảng Ninh.

UNFPA Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan cũng như chính quyền địa phương của các tỉnh Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Khánh Hòa để hoàn thành dự án vào cuối năm 2027.

6.jpg
Các đại biểu bấm nút khởi động hai dự án mới nhằm hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ảnh: UNFPA

Với sự hỗ trợ của KOICA trong giai đoạn 1 dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng,ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam” giai đoạn 2017 - 2021, Ngôi nhà Ánh Dương đầu tiên đã được thành lập và đi vào hoạt động tại Quảng Ninh năm 2020, với mục tiêu cung cấp dịch vụ toàn diện cho những người bị bạo lực trên cơ sở giới.

Năm 2022, KOICA và UNFPA cam kết thực hiện dự án giai đoạn nối tiếp lần 1 để duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn đầu của dự án, đồng thời bảo đảm hoạt động bền vững, lâu dài của Ngôi nhà Ánh Dương tại Quảng Ninh.

Tiếp nối thành công của hai dự án này, KOICA quyết định tài trợ cho dự án giai đoạn 2 mang tên “Thúc đẩy nhân rộng mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam nhằm tăng cường hỗ trợ cung cấp dịch vụ cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực”. Dự án này sẽ hỗ trợ thành lập và vận hành mô hình Nhà Ánh Dương tại các địa phương khác, góp phần củng cố công tác ứng phó liên ngành trong quá trình xử lý bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở cấp trung ương và địa phương.

5.jpg
Dự án hỗ trợ lần này sẽ ưu tiên các nhóm yếu thế, bao gồm người khuyết tật và cộng đồng LGBTQI+. Ảnh: UNFPA

Sáng kiến sẽ ưu tiên các nhóm yếu thế, bao gồm người khuyết tật và cộng đồng LGBTQI+. Dự án tập trung nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động, công đoàn và cộng đồng về bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc, đặc biệt là tại các khu công nghiệp. Một nội dung cốt lõi của dự án này là thay đổi hành vi, khuyến khích sự tham gia của nam giới và trẻ em trai trong các chiến dịch truyền thông có mục tiêu để thúc đẩy nam tính tích cực và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bạo lực.

Ngoài ra, KOICA sẽ tài trợ dự án giai đoạn nối tiếp lần 2 được triển khai vào năm 2025 nhằm “Hỗ trợ công tác cứu trợ khẩn cấp và phục hồi sau thiên tai cho Trung tâm dịch vụ một cửa Quảng Ninh”. UNFPA sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực phòng chống thiên tai ở cấp địa phương và trung ương, qua đó bảo đảm các cộng đồng được trang bị kỹ năng để ứng phó với các tình huống khẩn cấp về bạo lực trên cơ sở giới.

Phát biểu tại lễ công bố và khởi động hai dự án mới, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson nhấn mạnh: “Hai dự án mới do KOICA tài trợ là hỗ trợ kịp thời và có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi Việt Nam vẫn đang trong quá trình phục hồi sau thiệt hại nghiêm trọng trên diện rộng mà bão Yagi gây ra năm ngoái. Các dự án mới này cũng là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm và những thực hành tốt nhất của quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”.

Giám đốc Quốc gia KOICA tại Việt Nam Lee Byung Hwa khẳng định tầm quan trọng của nguồn tài trợ từ KOICA dành cho UNFPA, đồng thời nhấn mạnh rằng dự án Ngôi nhà Ánh Dương có thể coi là minh chứng cho sức mạnh của sự hợp tác giữa KOICA, UNFPA, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đối tác tại Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Khánh Hòa. “Tôi tin tưởng rằng những nỗ lực chung này sẽ tạo dựng một xã hội an toàn và bình đẳng cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam”.

Ngôi nhà Ánh Dương cung cấp các dịch vụ thiết yếu, toàn diện và tích hợp cho phụ nữ và trẻ em gái đang và/hoặc có nguy cơ bị bạo lực giới và bạo lực gia đình. Ngôi nhà Ánh Dương cung cấp các dịch vụ đa dạng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm chăm sóc y tế, hỗ trợ tâm lý, tư vấn, dịch vụ xã hội, nơi tạm lánh khẩn cấp, bảo vệ của công an, các dịch vụ pháp lý và tư pháp, cũng như các dịch vụ chuyển gửi.

Tất cả dịch vụ được cung cấp tại Ngôi nhà Ánh Dương đều dựa trên nguyên tắc lấy người bị bạo lực làm trung tâm, trong đó người bị bạo lực được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, đồng thời được bảo đảm quyền riêng tư và bảo mật.

Xã hội

Sau sắp xếp, hệ thống kho bạc sẽ hoạt động thông suốt ngay và tốt hơn
Xã hội

Sau sắp xếp, hệ thống kho bạc sẽ hoạt động thông suốt ngay và tốt hơn

Thực hiện tốt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kho bạc Nhà nước (KBNN) hiện nay. “Chúng tôi quyết tâm thực hiện với mục tiêu: hệ thống Kho bạc sau khi sắp xếp sẽ hoạt động thông suốt ngay và tốt hơn, không ảnh hưởng đến việc phục vụ khách hàng”, Phó Tổng Giám đốc KBNN Trần Thị Huệ cho biết.

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới
Xã hội

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là vô cùng nhân văn do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi, giúp cho nhiều gia đình có việc làm và thu nhập ổn định; nhiều học sinh, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đi áp lực tài chính, theo đuổi ước mơ học tập, lập thân, lập nghiệp, tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong đất nước.

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán
Đời sống

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán

Đến hẹn lại lên, thị trường đổi tiền mới, tiền lì xì năm nay cũng nhộn nhịp từ đầu tháng Chạp. Tuy nhiên, đi kèm với đó, các đối tượng xấu đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo với những thủ đoạn tinh vi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền.

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An): Nếu tiếp tục chậm trễ, sẽ cắt vốn để bàn giao nguyên trạng cho địa phương
Xã hội

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An): Nếu tiếp tục chậm trễ, sẽ cắt vốn để bàn giao nguyên trạng cho địa phương

Cục Đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải đã đồng ý cho gia hạn thời gian hoàn thành dự án nâng cấp Quốc lộ 7  (Nghệ An) đến tháng 7.2025. Nếu tiếp tục chậm trễ, dự án có nguy cơ bị dừng, cắt vốn để bàn giao nguyên trạng cho địa phương quản lý.

TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương công viên sáng tạo tại Thủ Thiêm
Xã hội

TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương công viên sáng tạo tại Thủ Thiêm

Trong không khí chào mừng thành phố Thủ Đức bước vào năm thứ 5 và hưởng ứng các hoạt động hướng tới kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tiếp nối kết quả đạt được sau một năm đưa vào hoạt động Công viên bờ sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Ba Son đến đường hầm sông Sài Gòn), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đã nghiên cứu đề xuất và được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận tiếp tục chỉnh trang bờ sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm với tên gọi “Công viên Sáng tạo”.

Cán bộ huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây mắc ca
Đời sống

Dồn lực giảm nghèo đa chiều

Trong năm 2024, tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn lực và giao trách nhiệm cho chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã giảm hơn 15.000 hộ nghèo. Trong năm 2025, địa phương sẽ tập trung nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhằm thoát nghèo bền vững.