UDIC - Dấu ấn những công trình

Với thương hiệu uy tín trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản và xây dựng, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (Tổng Công ty) được biết đến là nhà thầu có năng lực, uy tín với nhiều công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp đất nước.

Nhiều công trình trọng điểm, quy mô lớn

Hội tụ sức mạnh, kinh nghiệm và uy tín từ nhiều công ty hoạt động trong ngành đầu tư, xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và sản xuất công nghiệp phục vụ xây dựng, Tổng Công ty không ngừng vươn lên trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trở thành một Tổng Công ty phát triển ổn định, bền vững, đủ sức mạnh cạnh tranh trong nước và quốc tế, thỏa mãn cao nhất yêu cầu của khách hàng và thị trường.

Diện mạo đô thị Hà Nội đã có những bước chuyển mình trong những thập kỷ gần đây với những công trình giao thông hiện đại, các khu nhà cao tầng, đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người dân, kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của UDIC. Đây cũng là thị trường trọng điểm gắn với nhiều công trình nổi tiếng làm nên tên tuổi của Tổng Công ty.

Nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, được khởi công năm 2002, khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) là hiện tượng của thị trường bất động sản thời điểm ra mắt. Đây là khu đô thị quốc tế lớn nhất đầu tiên tại Hà Nội gần kề Hồ Tây và sông Hồng với quy mô lên tới 301ha. Sự ra đời và hình thành của Ciputra là kết quả từ sự hợp tác giữa Tổng Công ty UDIC liên doanh với Tập đoàn đầu tư phát triển BĐS CIPUTRA (Indonesia) làm chủ đầu tư, với tổng số vốn 2,1 tỷ USD. Đến nay, sau gần 23 năm, Ciputra vẫn được xem là một biểu tượng khu đô thị kiểu mẫu về quy hoạch tổng thể, kiến tạo không gian đáng sống cho người dân thủ đô.

Hàng loạt các công trình khác tại Hà Nội của UDIC là sự tiếp nối tinh thần xây dựng không gian sống lấy con người làm trung tâm như các khu đô thị Trung Yên, Yên Hòa, Hạ Đình, Nghĩa Đô, các công trình hỗn hợp cao tầng tại Trung Yên Plaza, UDIC Complex, UDIC Riverside, UDIC WestLake, Cụm công nghiệp CN3 Sóc Sơn, Golden Palace, Khu nhà ở cao tầng CT14A, Unimax Twin Tower…

Tổng Công ty cũng luôn là lựa chọn hàng đầu để TP. Hà Nội giao thực hiện những dự án có tính chính trị, xã hội cao. Đặc biệt là chuỗi công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (năm 2010). UDIC được giao nhiệm vụ thi công 8 công trình, dự án với 18 gói thầu trọng điểm như công viên Hòa Bình, đường dẫn cầu Vĩnh Tuy, cải tạo hồ Bảy Mẫu, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Nhà thi đấu Wushu - kiếm... chào mừng Đại lễ.

Hay dự án công trình mở rộng đường Vành đai 3 dưới thấp, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long dài 5,5km (năm 2019) là công trình trọng điểm của TP. Hà Nội. UDIC là nhà thầu được giao nhiệm vụ thi công gói thầu số 02: thi công từ Km2+812,5 đến Km3+700 và Km4+620 đến Km5+500. Công trình phục vụ nhu cầu đi lại cấp thiết của người dân, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Giai đoạn 2020 - 2022, Tổng công ty đã tham gia và trúng thầu 77 công trình, dự án. UDIC đã mở rộng địa bàn đầu tư tại các tỉnh, thành phố trên cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc (Kiên Giang), TP. Huế, Hà Nam, Nam Định, Thái Nguyên…

Năm 2023, Tổng Công ty trúng gói thầu hơn 146 tỷ đồng xây nhà ga hành khách Cảng hàng không Điện Biên. Quy mô hạng mục chính của gói thầu do UDIC thực hiện gồm: nhà ga hành khách, lắp đặt thiết bị sân bay và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ khác. Với việc đưa vào vận hành Cảng hàng không Điện Biên trong thời gian tới sẽ tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và cả vùng Tây Bắc nói chung, đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới Tây Bắc của Tổ quốc.

Dự án Udic Complex là một trong những tổ hợp công trình có cơ sở vật chất và tiêu chuẩn cuộc sống bậc nhất thủ đô hiện nay. Nguồn: ITN
Dự án Udic Complex là một trong những tổ hợp công trình có cơ sở vật chất và tiêu chuẩn cuộc sống bậc nhất thủ đô hiện nay

Thành công trong sản xuất công nghiệp, tư vấn thiết kế và xây dựng

Không chỉ tạo tiếng vang trong việc xây dựng và phát triển các khu đô thị, công trình nhà ở cao tầng, hạ tầng giao thông, xã hội, Tổng Công ty còn thành công trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất công nghiệp - vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế và xây dựng. Ở mảng sản xuất công nghiệp - vật liệu xây dựng, các công ty thành viên của Tổng Công ty đa dạng với các sản phẩm sản xuất bê tông và xi măng các loại, gạch xây, ngói lợp. sản xuất, gia công cơ khí và sửa chữa máy móc, khai thác chế biến kinh doanh đá vôi, sản xuất các loại khóa và một số mặt hàng cơ kim khí tiêu dùng cao cấp…

Ở lĩnh vực tư vấn thiết kế và xây dựng, các công ty thành viên của Tổng Công ty tập trung tư vấn, cung cấp, triển khai, giám sát thi công các hệ thống điện nhẹ, hệ thống tự động hóa, camera giám sát, âm thanh công cộng, kiểm soát vào ra, hội nghị truyền hình, hạ tầng công nghệ thông tin cho các tòa nhà văn phòng, khu đô thị, khu công nghiệp. Khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của đất đá nền móng các công trình xây dựng, khảo sát kinh tế - xã hội và điều tra lưu lượng giao thông; lập quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp và quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng.

Xã hội

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.