UBND TP. Hà Nội tán thành chủ trương phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập" để cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét về phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quận Hoàn Kiếm.

Thông báo nêu rõ, ngày 18.2.2025, tại Trụ sở UBND thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn đã chủ trì cuộc họp xem xét về phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quận Hoàn Kiếm.

Sau khi nghe lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm, đại diện đơn vị tư vấn thiết kế báo cáo và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo, thành phố Hà Nội tán thành chủ trương phương án ý tưởng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục làm cơ sở nghiên cứu dự án đầu tư Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh - NghĩaThục - là khu vực có giá trị lịch sử văn hóa cao, kết nối giữa 2 khu vực quan trọng: Khu di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm (phía bắc) với khu vực Di tích quốc gia Khu phố Cổ (phía nam); được thực hiện đồng thời với việc triển khai nghiên cứu, đầu tư xây dựng các không gian công cộng khác xung quanh hồ Hoàn Kiếm theo chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND thành phố.

45.jpg
Tòa nhà trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng (còn gọi là tòa nhà "Hàm cá mập") nằm đối diện Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục sẽ bị phá dỡ để mở rộng quảng trường trong thời gian tới. Ảnh: ITN

Về nội dung nghiên cứu ý tưởng, định hướng giải pháp, UBND TP.Hà Nội tán thành phương án đề xuất phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập", đề xuất không gian ngầm tại khu vực quảng trường hiện có và không gian mở rộng sau khi phá bỏ tòa nhà; nghiên cứu khoảng 3 tầng hầm (có thể bố trí không gian văn hóa, thương mại tại tầng hầm 1, khu vực đỗ xe tại tầng hầm 2 và 3).

UBND thành phố yêu cầu nghiên cứu việc tác động thay đổi cảnh quan đối với khu vực mặt đứng tòa nhà Long Vân - Hồng Vân; khu vực cảnh quan công trình tòa nhà Thủy Tạ, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm cũng như các ngôi nhà dân hiện có được giữ lại tại khu vực tiếp giáp phố Cầu Gỗ.

Cùng với đó, nghiên cứu vị trí bố trí sân khấu tại quảng trường và trên các trục đường hướng tâm Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, các vị trí khán đài phù hợp (xem xét các vị trí phía Bắc tòa nhà Thủy Tạ, nhà điều hành nhà ga tàu điện cũ (vị trí tòa nhà “Hàm cá mập”), sảnh của Nhà hát múa rối Thăng Long…).

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu đánh giá kỹ hiện trạng cây xanh, phương án bố trí, sắp xếp cây xanh tại khu vực quảng trường. Đồng thời nghiên cứu, khảo sát cụ thể vị trí đặt tháp ánh sáng, phương án chiếu sáng tại khu vực.

Không gian Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục gồm đường Đinh Tiên Hoàng đôi, bề mặt các ô phố, tuyến phố (Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, phố Hồ Hoàn Kiếm…), bề mặt tòa nhà Long Vân - Hồng Vân, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm, Tòa nhà Thủy Tạ.

UBND thành phố giao UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lập đồ án thiết kế đô thị riêng khu vực Quảng trường tuyến phố Khu vực Bắc hồ Hoàn Kiếm, Nam phố cổ (nội dung chủ đạo là khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục).

Sau khi hoàn chỉnh phương án ý tưởng, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, UBND quận Hoàn Kiếm chủ trì, phối hợp cùng đơn vị tư vấn tổ chức tham vấn hội đồng kiến trúc thành phố, trên cơ sở đó hoàn chỉnh, chuẩn hóa vào nội dung đồ án thiết kế đô thị riêng.

UBND thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương phối hợp, hướng dẫn UBND quận Hoàn Kiếm triển khai thực hiện.

Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách

Ngày 26.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội về đôn đốc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025; tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý ô nhiễm môi trường không khí.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đi khảo sát thực tế việc thực hiện Chỉ thị 22 tại huyện Thường Xuân
Trên đường phát triển

Bài cuối: Quyết liệt gỡ khó

Từ giữa tháng 3.2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công xây dựng đồng loạt nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo Chỉ thị số 22-CT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 22). Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp khảo sát từng địa phương, thôn, bản, hộ gia đình, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời ghi nhận khó khăn để có chỉ đạo kịp thời, giúp các địa phương thực hiện thành công Cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản
Trên đường phát triển

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển kinh tế đêm Sa Pa - thực trạng và giải pháp" do UBND thị xã Sa Pa tổ chức ngày 23.3. Tham dự hội thảo có Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn; Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn cùng các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp. 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công, trao biển hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình ông Lê Văn Phương, thôn Thập Lý, xã Thăng Long, huyện Nông Cống
Xã hội

Bài 1: Những nếp nhà của tình đoàn kết

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới”, tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt triển khai các giải pháp hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp” cho hàng nghìn hộ dân. Tỉnh xác định xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn với tinh thần dù bất cứ địa bàn nào, công tác triển khai khó khăn đến mấy cũng quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

 Sau gần 5 năm triển khai Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, diện mạo đô thị của Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét.
Trên đường phát triển

Bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, sau 4 năm thực hiện bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, Chương trình đã tạo ra bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị và được cử tri, Nhân dân Thủ đô ủng hộ, đánh giá cao.

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu
Trên đường phát triển

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu

Từ đầu năm 2025 đến nay, Mộc Châu (Sơn La) đã đón khoảng hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch ước tính đạt hơn 1.300 tỷ đồng... Hệ sinh thái đa dạng và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đang là nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên sức hút đối với du lịch của cao nguyên Mộc Châu.

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng
Địa phương

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng

Xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong năm khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Chương trình hành động số 33-Ctr/TU nhằm tạo bứt phá về lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Qua đó, giúp Hòa Bình hoàn thành sớm mục tiêu trở thành tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi số vùng trung du và miền núi phía Bắc.