Trường Đại học Phenikaa thông báo nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung hàng nghìn chỉ tiêu

Sau khi công bố điểm chuẩn, Trường Đại học Phenikaa (PKA) thông báo nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đại học chính quy năm 2024. 

Theo đó, Trường Đại học Phenikaa (PKA) chính thức nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đại học chính quy năm 2024 từ 10h30 ngày 20.8 đến 16h00 ngày 29.8.2024 bằng tất cả phương thức xét tuyển bao gồm: Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa; Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét tuyển dựa vào học bạ bậc THPT; Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Hà Nội và kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD) của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Với phương thứcXét tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh của Trường, thí sinh cần đáp ứng các tiêu chí xét tuyển thẳng được quy định trong đề án tuyển sinh đại học năm 2024 của Trường Đại học Phenikaa.

Với phương thức Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT, Xét tuyển dựa vào học bạ bậc THPT; Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, thí sinh đạt điểm sàn đối với từng ngành/chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

pnk (1).png -0

Trường Đại học Phenikaa cũng công bố ngưỡng điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. 

Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT, Xét tuyển dựa vào học bạ bậc THPT: Điểm sàn là tổng điểm của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (không nhân hệ số, điểm mỗi môn phải lớn hơn 1 điểm) được làm tròn đến 02 chữ số thập phân cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định chung của Bộ GDĐT;

Điểm sàn áp dụng cho tất cả các tổ hợp môn xét tuyển vào từng ngành/chương trình đào tạo, điểm chênh lệch giữa các tổ hợp môn xét tuyển là bằng 0 (không);

Thang điểm áp dụng cho tổ hợp 3 môn xét tuyển là 30 (thang điểm cho mỗi môn xét tuyển là 10).

Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả bài thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội:

Điểm sàn là điểm xét tuyển theo bài thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội;

Thang điểm 150 áp dụng đối với kết quả bài thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc thang điểm 100 áp dụng đối với kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đối với tất cả các phương thức xét Khối ngành Khoa học sức khỏe (trừ phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT):

Ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Y học cổ truyền: Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi, đồng thời tổng điểm trung bình cộng 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt 24,0 điểm trở lên;

Ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học: Học lực lớp 12 xếp loại từ Khá trở lên, đồng thời tổng điểm trung bình cộng 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt 19,5 điểm trở lên.

Thí sinh đăng ký xét tuyển tại: https://tuyensinh.phenikaa-uni.edu.vn/dang-ky

Tuyển sinh

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?
Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?

Theo quy định Chương trình học ở cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 mỗi học sinh cấp THPT bắt buộc phải lựa chọn học 3 cụm chuyên đề của 3 môn học với mỗi năm học là 35 tiết chuyên đề lựa chọn/môn học và tổng số là 105 tiết/ 3 năm học cấp THPT theo đúng mục đích của Chương trình GDPT 2018.