Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu tuyển sinh ngành mới Thiết kế công nghiệp và đồ họa

Ngày 23.2.2024, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 501/QĐ-ĐHQGHN ban hành chương trình và giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa.

Theo đó, ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa sẽ được Trường Đại học Công nghệ tuyển sinh từ năm 2024 với nguồn lực được huy động từ tất cả các khoa trong toàn trường. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là người đề xuất, sáng lập và là Tổ trưởng Tổ xây dựng Đề án mở ngành và chương trình đào tạo của ngành này.

1r3a5328 (1).jpg -0
Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà tuyển dụng để hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo và đề án mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa bậc đại học diễn ra vào ngày 18.8.2023

Việc mở thêm ngành mới mang đến nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nhà trường, không chỉ về tuyển sinh, quy mô mà còn phát triển đội ngũ, các hướng nghiên cứu và ứng dụng. Đặc biệt mở rộng quan hệ hợp tác, gắn kết nhà trường với các doanh nghiệp và các tập đoàn công nghiệp; thể hiện tầm nhìn xa rộng của lãnh đạo nhà trường và Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đồng thời, đây cũng là ngành tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp cho thí sinh, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa sẽ chính thức được đưa vào tuyển sinh và đào tạo với 3 chuyên ngành bao gồm: Thiết kế Công nghiệp và Kỹ thuật; Thiết kế Kỹ thuật và Đồ họa; Thiết kế Mỹ thuật và Nội thất. Đây đều là những chuyên ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong các doanh nghiệp lớn ở trong nước, khu vực và quốc tế. Thời gian đào tạo trong vòng 4 năm.

Chương trình đào tạo thu hút được sự tham gia tích cực của các giảng viên từ các đơn vị; các trường đại học trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội; sự hỗ trợ, hợp tác và đồng hành của các doanh nghiệp và các tập đoàn công nghiệp lớn trong nước và quốc tế.

Bên cạnh mục tiêu đào tạo các nhà thiết kế, đồ họa, chương trình đặt ra mục tiêu đào tạo các công trình sư, tổng công trình sư, trên cơ sở các nền tảng kiến thức về STEM và thế mạnh của nhà trường về Toán học, Vật Lý, Công nghệ thông tin, Điện tử – Tự động hóa, Cơ học, Civil Engineering, Trí tuệ nhân tạo và kiến thức về kiến trúc, mỹ thuật và nghệ thuật.

Năm 2022, một số lĩnh vực của Trường Đại học Công nghệ đã lọt top xếp hạng 386 trong bảng xếp hạng QS. Trong Chiến lược phát triển nhà trường được công bố cuối năm 2023, Trường Đại học Công nghệ tuyên bố đến năm 2035 sẽ trở thành một trong những trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu châu Á và khu vực, năm 2045 vào top ranking 200 trong bảng xếp hạng thế giới.

Năm 2024 là năm Trường Đại học Công nghệ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Với sự phát triển nhanh vượt bậc, mạnh, vững chắc, Trường Đại học Công nghệ đã trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong sự phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tuyển sinh

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?
Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?

Theo quy định Chương trình học ở cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 mỗi học sinh cấp THPT bắt buộc phải lựa chọn học 3 cụm chuyên đề của 3 môn học với mỗi năm học là 35 tiết chuyên đề lựa chọn/môn học và tổng số là 105 tiết/ 3 năm học cấp THPT theo đúng mục đích của Chương trình GDPT 2018.