Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tăng chỉ tiêu tuyển sinh để mở ngành học mới

Chính thức khởi động mùa tuyển sinh đại học chính quy năm 2024, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tăng chỉ tiêu tuyển sinh và mở thêm hai ngành học mới.

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tăng chỉ tiêu tuyển sinh để mở ngành học mới -0
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tăng chỉ tiêu tuyển sinh

Chia sẻ thông tin tuyển sinh của trường trong chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2024, đại diện Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2024, trường có tổng chỉ tiêu tuyển sinh 7.900 sinh viên (tăng 100 chỉ tiêu so với năm 2023, chủ yếu cho 2 chương trình mới), tương ứng 56 lựa chọn chương trình học tại TP. Hồ Chí Minh và 630 chỉ tiêu, 16 chương trình học tại Vĩnh Long.

Nhà trường tiếp tục phát triển đa lĩnh vực với 11 lĩnh vực đào tạo và 56 lựa chọn chương trình học: kinh doanh, kinh tế, quản lý, nhân văn, công nghệ, thiết kế ứng dụng…

Tiếp tục giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển, gồm: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế; Xét tuyển học sinh giỏi; Xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn; Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực; Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Đối với các phương thức xét tuyển sớm, trường dự kiến mở cổng đăng ký xét tuyển trực tuyến từ ngày 2.4-10.5.

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tăng chỉ tiêu tuyển sinh để mở ngành học mới -0
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tăng chỉ tiêu tuyển sinh

Đáng chú ý, năm 2024, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh mở mới 2 chương trình đào tạo: ArtTech (công nghệ nghệ thuật) và điều khiển thông minh và tự động hóa. Đây là hai chương trình học tích hợp công nghệ ứng dụng.

Trong đó, chương trình ArtTech thuộc ngành công nghệ thông tin. Đây là lần đầu tiên một chương trình Arttech chuyên sâu được đưa vào đào tạo bậc đại học tại Việt Nam. Chuyên ngành học này là sự giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ, kết hợp giữa tri thức của các nghệ sĩ và kỹ sư để tạo ra những tác phẩm sáng tạo.

Chương trình điều khiển thông minh và tự động hóa (thuộc ngành trí tuệ nhân tạo): chuyên ngành học giao thoa giữa kỹ thuật, khoa học máy tính và công nghệ tự động hóa ứng dụng. Chương trình giúp sinh viên hiểu kỹ thuật, công nghệ và vận hành, quản trị sản xuất, từ đó, tạo ra các giải pháp ứng dụng công nghệ để làm cho một hệ thống trở nên tự động mà không cần sự can thiệp của con người. Đặc biệt, được ứng dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất, ô tô tự hành, tiết kiệm năng lượng và blockchain.

Ngoài ra, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh sẽ tuyển sinh trở lại chương trình quản trị hải quan - ngoại thương (thuộc chuyên ngành thuế) tại cơ sở TP. Hồ Chí Minh và chương trình thuế tại UEH Vĩnh Long. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển chương trình song ngành tích hợp, theo hướng tối ưu giúp người học “nhận 2 bằng cử nhân với 4 năm học”.

Tuyển sinh

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?
Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?

Theo quy định Chương trình học ở cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 mỗi học sinh cấp THPT bắt buộc phải lựa chọn học 3 cụm chuyên đề của 3 môn học với mỗi năm học là 35 tiết chuyên đề lựa chọn/môn học và tổng số là 105 tiết/ 3 năm học cấp THPT theo đúng mục đích của Chương trình GDPT 2018.