Tuyển sinh đại học 2024: Những ngành học khiến thí sinh 9 điểm/môn vẫn trượt

Tuyển sinh đại học năm 2024, mức điểm chuẩn xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT của nhiều ngành học tăng cao. Một số ngành học lấy điểm chuẩn trên 29 điểm, còn số ngành học từ mức 28 điểm trở lên rất nhiều. 

Tính đến 18.8, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đa số các ngành đều có mức điểm chuẩn tương đương hoặc cao hơn năm 2023, trong đó có nhiều ngành xã hội "vượt ngưỡng"  29 điểm. 

Ngành Sư phạm có mức điểm cao kỷ lục

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Điểm chuẩn đối với các ngành đào tạo giáo viên dao động từ 22,69 - 29,30 điểm. Đây là tổng điểm thi ba môn, đã gồm điểm ưu tiên (nếu có). 

Trong đó, ngành Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử lấy điểm chuẩn đầu vào với 29,30 điểm, cao nhất trong số các trường đã công bố. Thí sinh trúng tuyển vào hai ngành này phải có điểm trung bình từ 9,76 điểm/môn.

Các ngành có điểm chuẩn cao kế tiếp là Sư phạm Địa lý 29,05; Ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý 28,83; Giáo dục đặc biệt 28,37; Giáo dục quốc phòng và an ninh 28,26,...

Tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, mức điểm chuẩn dao động từ 26,75 - 38,45 trên thang điểm 40, môn ngoại ngữ nhân 2. Ngành Sư phạm tiếng Anh có điểm chuẩn cao nhất với 38,45 điểm. Mức điểm này tăng 1,24 điểm so với năm 2023. 

Lần lượt theo sau là ngành Sư phạm tiếng Trung (37.85), Sư phạm tiếng Hàn (37.31), Sư phạm tiếng Nhật (37.21) Ngôn ngữ Trung Quốc (37.00).

Ngành Quan hệ công chúng, Báo chí vẫn luôn đắt giá

Năm 2024, Ngành Quan hệ công chúng vẫn là ngành thuộc top những ngành có điểm chuẩn cao nhất trong các ngành thuộc khối xã hội.

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn  - ĐH Quốc gia Hà Nội lấy điểm chuẩn đầu vào Ngành Quan hệ công chúng là 29,1 điểm. Tức trung bình thí sinh phải đạt 10 điểm/môn mới có thể đỗ. 

Trong 32 chuyên ngành đào tạo của Học viện Báo chí và tuyên truyền, điểm chuẩn đầu vào ngành Quan hệ công chúng nằm trong top cao nhất với 37,7 điểm. Thí sinh phải đạt 9,4 điểm/môn mới trúng tuyển. 

Một số ngành lấy mức 37 điểm trở lên gồm Báo chí truyền hình (37,21), Truyền thông Marketing (37,38). 

Nhiều ngành học
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: Xuân Quý)

Năm 2024, Báo chí là ngành có điểm chuẩn đầu vào cao nhất của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội với 29,03 ở tổ hợp khối C00 (Văn, Sử, Địa). Tức thí sinh cần đạt trung bình 9,67 điểm/môn mới đỗ. Ngành này lấy 25,51 điểm khối A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) và 26,07 khối D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh).

Nhiều ngành của trường lấy trên 28 điểm ở tổ hợp khối C00 như Đông phương học, Hán Nôm, Tâm lý học, Quốc tế học, Quản trị văn phòng...

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2024 theo cả hai phương thức: xét điểm thi tốt nghiệp THPT (phương thức 100) và xét học bạ THPT (phương thức 200). Trường chia điểm trúng tuyển thành hai nhóm, nhóm xét bằng tổ hợp khối C00 (Văn, Sử, Địa) và nhóm xét bằng các tổ hợp khối còn lại.

Xét theo thang 30 điểm, Báo chí là ngành có điểm chuẩn cao nhất với 28,9 điểm theo tổ hợp C00. Điểm chuẩn các tổ hợp khối khác của ngành Báo chí cũng lên đến 27,9 điểm. 

Với điểm chuẩn thấp nhất là 23,85 và cao nhất là 28,9, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội dẫn đầu về điểm chuẩn năm 2024 ở nhóm ngành xã hội.

Tương tự, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ngành Quan hệ công chúng lấy 28,18 điểm. Tức thí sinh phải đạt trên 9 điểm/môn mới có thể đỗ.

Xếp sau đó là các ngành: Thương mại điện tử lấy 28,02 điểm, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng lấy 27,89 điểm, Kiểm toán lấy 27,79 điểm, Marketing lấy 27,78 điểm, Kinh doanh quốc tế lấy 27,71 điểm, Kinh doanh thương mại lấy 27,57 điểm, Kinh tế quốc tế lấy 27,54 điểm,...

Khoa học máy tính, Marketing có mức điểm chuẩn trên 28

Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2024 vào các nhóm ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, các ngành Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Máy tính, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa có điểm chuẩn vào trường đều trên 28 điểm.

Chương trình Khoa học máy tính (IT1) lấy điểm chuẩn cao nhất là 83,82 đối với điểm thi ĐGTD (TSA) và 28,53 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT. Chương trình Kỹ thuật máy tính (IT2) lấy điểm chuẩn là 82,08 đối với điểm thi ĐGTD (TSA) và 28,48 đối với điểm thi tốt nghiệp THPT, cao thứ hai năm nay. Kế đó là chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) với số điểm tương ứng là 81,6 và 28,22 điểm.

Về phía trường Đại học Ngoại thương, điểm trúng tuyển vào ngành cao nhất đạt mốc 28,5 điểm, tổ hợp gốc D01 đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - chuyên ngành tiếng Trung Thương mại.

Tiếp theo là mức điểm 28,1 của tổ hợp gốc A00 đối với nhóm ngành Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn và Marketing; mức điểm 28,0 của tổ hợp A00 đối với nhóm ngành Kinh tế và Kinh tế quốc tế.

Có 7 ngành trên tổng số 15 ngành của trường có mức điểm trúng tuyển theo tổ hợp A00 từ 28 điểm trở lên, 95% chỉ tiêu có ngưỡng điểm trúng tuyển trên 27 điểm.

Điểm thi môn Ngữ văn từ 9,5 trở lên mới trúng tuyển các trường quân đội

Theo công bố điểm chuẩn 17 trường quân đội của Bộ Quốc phòng, thí sinh xét tuyển vào trường Sĩ quan Chính trị bằng tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) phải đạt 28,55, đồng thời có điểm thi môn Ngữ văn từ 9,5 trở lên mới trúng tuyển.

Năm nay thí sinh nam miền Bắc chọn ngành Biên phòng của Học viện Biên phòng cần đạt 28,37 điểm mới trúng tuyển. 

Năm 2024, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các học viện, trường quân đội là 5.212 thí sinh tăng gần 1.000 so với năm ngoái (năm 2023 lấy 4.300 chỉ tiêu). Năm nay, chỉ tiêu xét tuyển sớm là 2.191 thí sinh.

Giáo dục

Tìm giải pháp phù hợp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị
Giáo dục

Tìm giải pháp phù hợp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị

Chiều 2.11, tại trụ sở Chính phủ diễn ra phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban chủ trì. Phiên họp nhằm cho ý kiến về “Định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW khoá XII ”.

Thúc đẩy đại học quốc tế thiết lập chi nhánh tại Việt Nam
Giáo dục

Thúc đẩy đại học quốc tế thiết lập chi nhánh tại Việt Nam

Các chi nhánh quốc tế (IBCs) đóng vai trò là cầu nối quan trọng, cung cấp nền giáo dục đẳng cấp thế giới tại các quốc gia mới nổi nói chung và tại Việt Nam nói riêng, giúp sinh viên được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần phải rời khỏi quê hương của mình.

Tiềm năng nghề nghiệp của giáo dục STEM trong lĩnh vực Kỹ thuật hàng không
Giáo dục

Tiềm năng nghề nghiệp của giáo dục STEM trong lĩnh vực Kỹ thuật hàng không

Ngày 31.10, Mạng lưới Quản lý Giáo dục Không Biên Giới (EdulightenUp) tổ chức Hội thảo “Hướng nghiệp qua trải nghiệm STEM: Case study từ lĩnh vực Kỹ thuật hàng không”, hướng đến việc gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục STEM và hướng nghiệp, với trọng tâm là ngành Kỹ thuật Hàng không - một trong những ngành công nghệ cao đầy triển vọng.

Liên kết quốc tế trong đào tạo: Mở, linh hoạt, song phải bảo đảm chất lượng
Nhịp cầu giáo dục

Liên kết quốc tế trong đào tạo: Mở, linh hoạt, song phải bảo đảm chất lượng

Chiều 31.10, Tiểu ban Giáo dục đại học, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, tổ chức phiên họp về chính sách quản lý liên kết quốc tế trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn - Trưởng Tiểu ban - chủ trì phiên họp.

Bữa ăn học đường: Câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục
Giáo dục

Bữa ăn học đường: Câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tổ chức bữa ăn học đường theo tiêu chuẩn dinh dưỡng là câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục. Muốn bữa ăn cho trẻ đạt được đúng tiêu chuẩn dinh dưỡng cần sự nỗ lực, giám sát thực thi rất nghiêm túc từ phía chính quyền địa phương, vai trò của phía nhà trường, cùng sự vào cuộc của phụ huynh...

Hà Nội: Trường THPT dạy "chui" 174 học sinh gần nửa kỳ học mới bị phát hiện, Sở GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Hà Nội: Trường THPT dạy "chui" 174 học sinh gần nửa kỳ học mới bị phát hiện, Sở GD-ĐT nói gì?

Trước thông tin Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) không được giao chỉ tiêu nhưng vẫn tuyển sinh "chui" 174 học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã nhận được báo của nhà trường, đồng thời sẽ phối hợp các cơ sở để tìm phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi cho học sinh.