Tương lai ngành nhôm, thép trước thách thức mới về thuế

Ngày 4.3 tới đây, Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu 25% với toàn bộ nhôm, thép vào thị trường này. Tuy ảnh hưởng trước mắt với ngành nhôm, thép Việt Nam không quá lớn, song về trung và dài hạn, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Ảnh hưởng trước mắt không lớn

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký các tuyên bố để tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm lên mức cố định 25% và loại bỏ tất cả các miễn trừ cho tất cả các quốc gia, bắt đầu từ 4.3.2025.

Ngày 4.3 tới đây, Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu 25% với toàn bộ nhôm, thép vào thị trường này. Nguồn: ITN
Ngày 4.3 tới đây, Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu 25% với toàn bộ nhôm, thép vào thị trường này. Nguồn: ITN

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là một trong năm nhà xuất khẩu thép lớn nhất vào Mỹ, sau Brazil, Mexico, Canada và Hàn Quốc. Theo Bộ Công Thương, năm 2024 xuất khẩu các mặt hàng thép của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 983 triệu USD, chiếm khoảng 4,4% thị phần, tăng gần 159% so với năm 2023; với nhôm là gần 300 triệu USD, chiếm khoảng 1,46% thị phần.

Đánh giá tác động của việc Mỹ áp thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu với Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, cho rằng ở thời điểm hiện tại, chính sách thuế mới không ảnh hưởng quá lớn tới xuất khẩu vào thị trường này. Bởi, từ năm 2018, thép Việt Nam đã chịu mức thuế 25% và nhôm là 10% khi vào thị trường Mỹ. Mức thuế cao này khiến Việt Nam dù là nước xuất khẩu thép lớn thứ 5 sang Mỹ nhưng chỉ chiếm khoảng 3 - 5% tổng giá trị nhập khẩu của nước này.

Cùng quan điểm, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng, do tỷ trọng xuất khẩu thép của nước ta vào Mỹ khá nhỏ nên ảnh hưởng không quá lớn.

Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, dù Mỹ áp thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, cơ hội vẫn có cho thép Việt Nam do năng lực sản xuất trong nước Mỹ vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, biên độ lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp, và nguy cơ cạnh tranh gia tăng cao khi các quốc gia khác cũng chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khác, bao gồm Việt Nam. Nhiều nhà sản xuất, xuất khẩu thép quay lại thị trường nội địa khiến các nước tăng cường bảo hộ, cũng gây ảnh hưởng tới các quốc gia xuất khẩu thép như Việt Nam.

Bị cạnh tranh ngay trên “sân nhà” cũng là lo lắng của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). Theo VSA, trong trung và dài hạn, việc mở rộng áp thuế 25% sẽ tác động lớn đến dòng chảy thương mại thép toàn cầu như sản phẩm thép của các nước bị mở rộng trên khi không xuất khẩu được sang Hoa Kỳ sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm thép của Việt Nam ngay trên thị trường nội địa. Khó khăn trong xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng sẽ khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, thép, nhôm các nước khó xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ tìm đường xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Thêm vào đó, VSA cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế cao đối với các mặt hàng xuất khẩu sẽ khiến các công ty thép quay trở lại thị trường nội địa khiến các nước tăng cường bảo hộ với mặt hàng thép, nhôm nội địa. Điều này sẽ khiến quốc gia xuất khẩu thép như Việt Nam gặp khó khăn tại các thị trường khác, ngoài Hoa Kỳ.

Đa dạng thị trường để tránh rủi ro

Trong bối cảnh này, Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cũng khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá tình hình để có chiến lược kinh doanh phù hợp, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại của Bộ Công Thương và cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài theo dõi sát tình hình để có phản ứng phù hợp.

Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, doanh nghiệp ngành nhôm, thép cần chủ động xây dựng kịch bản thích ứng, tránh bị động trước những biến động từ chính sách thương mại toàn cầu. Một trong những giải pháp quan trọng là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp cần tìm kiếm cơ hội tại các khu vực khác như châu Âu, Đông Nam Á hay Trung Đông, nơi nhu cầu về thép và nhôm vẫn ở mức cao. Mở rộng thị trường không chỉ giúp ổn định đầu ra mà còn tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về xuất xứ hàng hóa. Trong bối cảnh Mỹ siết chặt kiểm soát gian lận thương mại, đặc biệt là việc xác định nguồn gốc sản phẩm, các doanh nghiệp cần đảm bảo minh bạch trong quy trình sản xuất, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về xuất xứ, tránh nguy cơ bị áp thêm các biện pháp trừng phạt khác. Ngoài ra, sự chủ động trong theo dõi chính sách và tham gia các cuộc điều tra phòng vệ thương mại cũng là yếu tố then chốt. Việc nắm bắt nhanh những thay đổi từ phía Mỹ sẽ giúp doanh nghiệp có phương án điều chỉnh kịp thời, từ đó tránh những tổn thất không đáng có.

Trong trường hợp xấu nhất, ngoài mức thuế 25%, thép Việt Nam có thể đối mặt với các cuộc điều tra về xuất xứ, chống bán phá giá, dẫn đến nguy cơ bị áp thêm thuế bổ sung. Khi đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, đồng thời phối hợp với Bộ Công Thương để theo dõi các vụ kiện phòng vệ thương mại, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam nói.

Kinh tế

VinFast Green tiếp tục khuấy đảo thị trường xe
Doanh nghiệp

VinFast Green tiếp tục khuấy đảo thị trường xe

Sức hút của VinFast Green không chỉ thể hiện ở kỷ lục trong 8 ngày vàng mở bán mà còn bởi sự đón nhận nhiệt tình của đông đảo khách hàng trong thời gian “hậu mở cọc sớm”. Nhiều khách hàng cho rằng, với giá trị kinh tế dài lâu cùng sự bền bỉ và thân thiện với môi trường, VinFast Green đang thắng thế hoàn toàn so với xe xăng cùng phân khúc.

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ
Tài chính

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ

Sau thành công của Gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, VIB đã chính thức ra mắt gói Vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.

Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế
Kinh tế

Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế

Với việc tăng cường áp dụng và đẩy nhanh quá trình triển khai chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế, ngành thuế khẳng định việc thay đổi không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, nâng cao tính minh bạch, giảm thiểu chi phí và thời gian cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử vẫn rất thách thức

Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được hoàn thiện, song giao dịch điện tử càng nhiều thì vi phạm càng tăng. Làm sao lắng nghe được tiếng nói của người tiêu dùng và giải quyết phần nào vướng mắc của họ đang là “thách thức lớn nhất”, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia Nguyễn Quỳnh Anh xác nhận.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27.3, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng quy định cho sàn tập trung để kiểm soát dòng tiền, thuế và rủi ro, đồng thời cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ - vừa bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát triển hệ sinh thái số.

MB đứng thứ 168/500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu
Kinh tế

MB đứng thứ 168/500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu

Với con số giá trị thương hiệu ấn tượng, MB đã nhảy vọt 59 bậc lên vị trí thứ 168 trong bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu với chỉ số Sức khoẻ thương hiệu (Brand Strength Index- BSI) đạt 87,7/100, thuộc nhóm AAA.

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa NAPAS và NETS nhằm triển khai thanh toán bán lẻ song phương qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore
Kinh tế

Hợp tác thanh toán xuyên biên giới Việt Nam - Singapore

Ngày 26.3, nhân chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, các doanh nghiệp của hai nước trao Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Singapore. Trong đó, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) được giao là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) về việc triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%
Tài chính

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%

Nhằm hỗ trợ Khách hàng doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn tài chính ưu đãi - đáp ứng toàn diện nhu cầu mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình ưu đãi “Vay vốn dễ dàng - Vững vàng chạm đích” áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn.

BIDV triển khai gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà
Kinh tế

BIDV triển khai gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà

Theo đó, khách hàng cá nhân đến 35 tuổi có nhu cầu mua/thuê mua nhà ở trên toàn quốc được hỗ trợ lãi suất 5,5%/năm cố định trong vòng 03 năm đầu và các năm sau đó bằng lãi suất huy động vốn kỳ hạn 24 tháng + 3%/năm; thời gian cho vay lên đến 40 năm và đặc biệt không phải trả gốc trong vòng 5 năm áp dụng trên số tiền tối đa 5 tỷ đồng/khách hàng. Đối với các dự án có cam kết dành tối thiểu 30% tổng sản phẩm đầu ra cho người trẻ, chủ đầu tư sẽ được BIDV áp dụng mức lãi suất ưu đãi 6%/năm cố định đến 24 tháng và các năm sau đó sẽ thấp hơn mức lãi suất thông thường từ 1 - 2%/năm.

MB tiếp sức người trẻ chạm tay vào tổ ấm với gói vay 'Dream Home '
Thị trường

MB tiếp sức người trẻ chạm tay vào tổ ấm với gói vay 'Dream Home '

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) vừa thông báo về thành công của gói vay "Dream Home" dành riêng cho khách hàng trẻ, với dư nợ đạt trên 3.000 tỷ đồng và hơn 2.000 khách hàng được hỗ trợ sau hơn một năm triển khai. Tiếp nối thành công này, MB cam kết tiếp tục mở rộng chương trình trong năm 2025, không giới hạn quy mô, nhằm giúp người trẻ hiện thực hóa ước mơ sở hữu nhà ở.​

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xu hướng "săn" đất tăng, nhà đầu tư cần cẩn trọng cơn “sốt ảo”

Với hàng loạt thông tin tích cực như tín dụng mở rộng, lãi suất giảm cùng thông tin về sáp nhập tỉnh, nhiều địa phương đã ghi nhận giao dịch nhà đất tăng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn “sốt ảo”, tìm hiểu kỹ mặt bằng giá, nắm rõ tiến độ thay đổi quy hoạch để tránh rủi ro.

Phiên giao dịch tại Agribank hà Tĩnh. Ảnh: Đức Kiên
Doanh nghiệp

Bài 2: Định vị thương hiệu trong lòng dân!

Lấy sự tận tâm để phục vụ; dùng sự chân thành để đồng hành, 37 năm qua, Agribank nói chung và Agirbank Hà Tĩnh nói riêng đã trở thành một phần không thể thiếu của khu vực “Tam nông”. Đến giờ phút này, chúng tôi tự hào là người bạn tri kỷ của bà con nông dân cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn...” – Phó Giám đốc Agribank Hà Tĩnh Trần Văn Tài chia sẻ!