Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường

Việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh không chỉ là một nhiệm vụ giáo dục mà còn là chiến lược quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngày 20-21.2, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia và Hội đồng Anh tổ chức Tọa đàm "Dạy và học ngoại ngữ: Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường".

Tọa đàm được tổ chức với mục đích đánh giá bối cảnh dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam, xác định khoảng cách và cơ hội, tập trung vào ba lĩnh vực: thành tích học sinh, chất lượng giáo viên và tiếng Anh trong giáo dục; thu thập ý kiến của các bên liên quan về ưu tiên và tính khả thi của các khuyến nghị chính sách; khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan trong quy trình xây dựng và thay đổi chính sách.

img-1612.jpg
GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: Tọa đàm "Dạy và học ngoại ngữ: Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường" được tổ chức trong bối cảnh việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên và từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Chính trị đề ra tại Kết luận số 91-KL/TW.

Kết luận số 91-KT/TW nêu rõ: "Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học...". Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành Giáo dục cũng đặt ra yêu cầu: “Nghiên cứu và xây dựng đề án, kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học".

“Việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh không chỉ là một nhiệm vụ giáo dục mà còn là chiến lược quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, việc sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giảng dạy trong các môn học khác nhau, không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục, mà còn giúp các em học sinh rèn luyện khả năng tư duy đa chiều, linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với những thách thức mới”, GS.TS Lê Anh Vinh chia sẻ.

img-1611.jpg
Toàn cảnh toạ đàm

Nhận định đây là nhiệm vụ khó khăn, không thể thực hiện nhanh chóng, nhưng để đạt được mục tiêu như kỳ vọng, GS.TS Lê Anh Vinh cho rằng, chúng ta phải đặt ra kế hoạch rõ ràng và có lộ trình cụ thể. Mỗi cơ sở giáo dục cần có kế hoạch đưa tiếng Anh vào nội dung chương trình giảng dạy của nhà trường, để tiếng Anh trở thành công cụ giáo dục, đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở một cấp độ nào đó.

Theo TS Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Bộ GDĐT, các chính sách liên quan đến phát triển ngoại ngữ đang là nhu cầu cấp bách cho tất cả các trường từ phổ thông đến đại học. Với xuất phát điểm của mỗi cơ sở giáo dục là khác nhau, với nhiều khó khăn, nhưng để đạt được mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, cần phải chuẩn bị sẵn sàng các bước để hiện thực hóa điều đó trong tương lai. TS Nguyễn Thị Mai Hữu mong muốn thông qua tọa đàm sẽ thu nhận được nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp của các bên liên quan để thực hiện hiệu quả các hoạt động tiếp theo.

Trong ngày đầu tiên, với tổng quan về thành tựu và thách thức của việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam, các đại biểu tại tọa đàm thảo luận chuyên sâu về kết quả học tập của học sinh, chất lượng giáo viên và việc triển khai giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh.

Các giảng viên, giáo viên, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức quốc tế đã báo cáo thực trạng, đối thoại mở về các ưu tiên và thách thức, cùng thảo luận chuyên sâu về các khuyến nghị chính sách.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, cần phải có lộ trình nhất định, hoàn thiện cơ sở pháp lý, với những đề án cụ thể, tập trung chú trọng nâng cao cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên.

Những đánh giá, kiến nghị tại tọa đàm sẽ góp phần hiệu quả trong việc hướng tới lộ trình phát triển giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam giai đoạn 2026-2030, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam
Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam

Ngày 27.3, tại Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) đã diễn ra lễ ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam (TRV), mở ra hướng đi mới trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành đường sắt, đặc biệt là lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. 

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học

Ngày 27.3, tại chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn. Việc thu hút nhà khoa học giỏi vẫn vướng mắc do hạn chế nguồn lực, trong khi mức học phí hiện hành chưa đủ đảm bảo cho đào tạo chất lượng cao và thuê chuyên gia quốc tế.

 “Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh
Giáo dục

“Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh

Dưới góc nhìn của các thầy cô giáo, chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường học” do VinFast tổ chức mang ý nghĩa to lớn khi giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc sống xanh ngay từ những bước đi đầu đời, từ đó định hình hành động trong tương lai của thế hệ trẻ theo hướng bền vững hơn.

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp
Giáo dục

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp

Ngày 26.3, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp cùng ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Chương trình Dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) đã tổ chức sự kiện “Đi bộ vì Con người và Hành tinh”, với hơn 1.200 sinh viên, học sinh, giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý đến từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.