Thói quen ăn nhiều muối gây hại cho sức khỏe như thế nào ?

Hiện nay, người Việt Nam đang ăn khoảng 12-15g muối/ngày, cao gấp 2-3 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Bác sĩ Bệnh viện K cho biết, sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối, ăn mặn kéo dài sẽ trở thành thói quen không tốt cho sức khỏe, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu trong ung thư dạ dày, muối thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là HP) - yếu tố nguy cơ chính gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư.

Thói quen ăn nhiều muối gây hại cho sức khỏe như thế nào ? -0
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối, ăn mặn kéo dài sẽ trở thành thói quen không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Theo khuyến cáo của WHO, người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn dưới 5g muối/ngày. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, chỉ nên ăn dưới 1g muối/ngày, trẻ từ 1-3 tuổi nên ăn 3g/ngày, trẻ > 7 tuổi thì ăn lượng muối như người trưởng thành.

Thói quen ăn mặn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mọi độ tuổi, cả người trong độ tuổi thanh niên và trung niên đang có sức khỏe tốt. Với phụ nữ sau khi mãn kinh, bệnh nhân tiểu đường và người già có nguy cơ cao của bệnh loãng xương, thậm chí người khỏe mạnh ăn mặn trong thời gian dài cũng nằm trong nhóm nguy cơ.

Đồng thời, thói quen ăn mặn sẽ làm lượng muối Natri tích tụ theo thời gian, vượt khỏi khả năng loại bỏ của thận. Khi Natri tích tụ, kéo theo hiện tượng giữ nước trong máu để pha loãng natri. Từ đó, làm tăng lượng nước trong tế bào và tế bào cơ trơn của thành mạch khiến mạch bị co lại.

Theo thời gian áp lực máu trên thành mạch tăng sẽ dẫn đến cao huyết áp, đau tim, đột quỵ dẫn đến suy tim. Mặt khác, ăn mặn trong thời gian dài còn gây ức chế hấp thu và sử dụng canxi của cơ thể, dẫn đến sự mất mát khối lượng xương gây loãng xương.

Chế độ ăn nhiều muối tích tụ lâu tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm tiềm tàng, đặc biệt bệnh cao huyết áp đang dần xuất hiện nhiều ở người dưới 40 tuổi. Vì vậy, việc giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày là việc làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất để hạn chế các nguy cơ về sức khỏe do thói quen ăn mặn gây ra.

Bác sĩ Bệnh viện K khuyến cáo, mỗi người nên bảo vệ sức khỏe cả mình bằng cách giảm lượng muối trong các bữa ăn như sau:

- Hạn chế tối đa các thực phẩm có chứa nhiều muối (NaCl) và các gia vị/phụ gia như thịt nguội, mì gói, bánh snack (bim bim), các loại sốt chế biến sẵn, phô mai, cá khô, các loại đậu hạt rang muối,...

- Giảm lượng muối và gia vị nêm nếm từ từ trong mỗi bữa ăn.

- Tập thói quen không chấm thêm bất kỳ loại nước chấm gì trong bữa ăn.

- Thay thế nước chấm thông thường bằng loại giảm muối.

Tư vấn

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai
Sức khỏe

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có hiệu quả và giá trị không thể phủ nhận đối với cộng đồng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt với biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota
Sức khỏe

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota

Để đảm bảo vaccine phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng sau đây của Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - UNICEF Việt Nam