Bác sĩ khuyến cáo, các loại vaccine nên tiêm cho trẻ vào mùa thi cử

Mùa thi của các “sĩ tử” rơi vào thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan nhanh chóng của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh.

Theo đó, học hành căng thẳng và ôn tập ngày đêm trong điều kiện thời tiết thất thường, cộng thêm áp lực thi cử, mất ngủ và lo lắng khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm. Đây chính là “kẽ hở” cho các mầm bệnh tấn công cơ thể, các bệnh đường hô hấp do thời tiết và bệnh đường tiêu hoá do thực phẩm.

Bác sĩ Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, hiện các bệnh truyền nhiễm theo mùa, dễ lây lan trong môi trường học đường đều đã có vaccine phòng ngừa hiệu quả. Trước mùa thi từ 2-3 tuần, phụ huynh cần cho trẻ tiêm đầy đủ các loại vaccine nhằm đảm bảo thuốc có đủ thời gian phát huy hiệu quả bảo vệ trẻ tốt nhất.

Những loại vaccine cần tiêm cho trẻ trước mùa thi dưới đây như sau:

Theo các chuyên gia, trẻ tiền học đường (4-6 tuổi) và trẻ vị thành niên (15-17 tuổi) thường dễ bị quên tiêm vaccine nhắc lại. Điều này hình thành “khoảng trống miễn dịch” khiến nhiều trẻ có nguy cơ mắc bệnh hơn và gây áp lực cho hệ thống y tế.

Do đó, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đặc biệt là các nhóm vắc xin khuyến cáo cần ưu tiên để trẻ đảm bảo sức khoẻ ôn tập thi cử và bước vào một mùa hè khỏe mạnh.

Bác sĩ Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC thông tin, hiện nay các bệnh nguy hiểm ở trẻ học đường đều có vaccine phòng ngừa. Cúm và biến chứng do cúm đã có thể ngừa được bằng vaccine cúm tứ giá thế hệ mới Vaxigrip Tetra (Pháp) Influvac Tetra (Hà Lan) phòng hiệu quả 4 chủng cúm A/H3N2, A/H1N1, B/Yamagata và B/Victoria, hiệu quả lên đến 90%.

Đối với bệnh não mô cầu, trẻ có thể tiêm vaccine Menactra phòng hiệu quả viêm màng não do não mô cầu các chủng B, BC, A, C, Y và W135. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe, trẻ nên được tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh như sởi – rubella – quai bị, ho gà – bạch hầu – uốn ván, dại, tả, viêm não Nhật Bản, phế cầu khuẩn, thương hàn…

Bác sĩ khuyến cáo, bên cạnh việc chủ động tiêm vaccine cho trẻ, phụ huynh và giáo viên nên thường xuyên nhắc nhở trẻ duy trì thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay khi ở trường học cũng như ở nhà; không đưa tay lên mắt, mũi, miệng; giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

Đồng thời, giáo viên cần chú ý phát hiện sớm những trẻ có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi và liên hệ gia đình đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, kịp thời cách ly điều trị nếu mắc các bệnh truyền nhiễm.

Tư vấn

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?
Sức khỏe

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?

Mưa bão gây ô nhiễm môi trường sống và nguồn nước, tạo điều kiện cho dịch bệnh như bệnh tiêu chảy, bệnh về da, mắt phát triển và lây lan. Đồng thời, mang theo nhiều mối nguy hại đến sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, tai nạn đuối nước, điện giật.

Sau bão Yagi, nhiều người nhập viện do rắn độc cắn
Sức khỏe

Sau bão Yagi, nhiều người nhập viện do rắn độc cắn

Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai thông tin, cuối ngày và đêm 7.9, rạng sáng 8.9 khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn, chiếm phần lớn các ca nhập viện.

Hy hữu: Người phụ nữ sinh mổ lần thứ 7
Sức khỏe

Hy hữu: Người phụ nữ sinh mổ lần thứ 7

Trao đổi về trường hợp đặc biệt này, TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương - người trực tiếp thực hiện ca mổ cho biết: “35 năm làm nghề sản khoa, đây là lần thứ hai tôi thực hiện ca mổ hy hữu có số lần mổ đẻ nhiều đến thế".