Tự mua thuốc cảm cúm, người phụ nữ nhập viện vì biến chứng viêm phổi: Bác sĩ cảnh báo!

Ngày 8.2, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông tin về việc tiếp nhận trường hợp một người phụ nữ nhập viện ngay trong đêm vì biến chứng viêm phổi do mắc cúm A. Điều đáng nói là bệnh nhân nghĩ chỉ cảm cúm thông thường, nên tự ra hiệu thuốc mua thuốc uống và bị diễn tiến nặng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo hồ sơ của bệnh viện, từ mấy ngày nay, chị P.T.H. (51 tuổi, Hà Nội) ho nhiều, ho có đờm, đau rát họng kèm người gai rét, sốt cao. Đặc biệt, bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau rát vùng sau xương ức và khó thở.

Nghĩ là cảm cúm thông thường nên chị H. tự ra hiệu thuốc mua thuốc cảm cúm về uống. Tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm, vẫn sốt cao kèm mệt nhiều, ăn kém nên quyết định nhập viện ngay trong đêm ngày 7.2.

Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bác sĩ chỉ định thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết phục vụ chẩn đoán. Trong đó, xét nghiệm cúm A cho kết quả dương tính. Đáng chú ý, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phổi độ phân giải cao cho thấy hình ảnh dày thành phế quản hai phổi kèm tổn thương kính mờ, nốt đặc, dày tổ chức kẽ thùy trên phổi trái.

Chẩn đoán xác định, bệnh nhân mắc cúm A kèm theo biến chứng viêm phổi. Hiện tại, bệnh nhân tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Theo đánh giá của Phó Giám đốc Chuyên môn MEDLATEC TS.BS Ngô Chí Cương, cúm A còn được gọi là cúm mùa. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các loại virus cúm A gây ra. Các chủng virus cúm A phổ biến như A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9. Đặc biệt, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường tồn tại trong gia cầm và có khả năng lây lan sang con người, từ đó dẫn đến dịch bệnh.

xet-nghiem-cum-medlatec-1.jpg
Hình chụp cắt lớp vi tính phổi chị H. phát hiện nhiều tổn thương

Tuy rằng đa phần các trường hợp bị nhiễm cúm A thường diến biến khá nhẹ, tuy nhiên cũng sẽ có những tình huống đặc biệt nguy hiểm, thậm chí là gây ra tử vong.

“Nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng”, bác sĩ Ngô Chí Cương cho biết thêm.

Cúm A sẽ gây ra biến chứng điển hình như viêm phổi. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở các nhóm người có yếu tố nguy cơ cao như trẻ em, người trên 65 tuổi, hay người có bệnh mạn tính như suy tim, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan…

Ngoài ra, cúm A còn có khả năng gây viêm bội nhiễm (viêm tai giữa, viêm mũi xoang mủ), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm nấm huyết.

Đối với phụ nữ mang thai, mắc cúm A sẽ dễ dẫn đến biến chứng viêm phổi nặng và suy thai, sảy thai, thai chết lưu, đẻ non…

Thời điểm hiện nay, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát, trong đó có bệnh cúm. Thực tế cho thấy, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng đó là bệnh nhẹ nên không đi khám. Thậm chí, nhiều người còn có thói quen “tự làm bác sĩ”, mua thuốc về điều trị. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị khó khăn.

Bác sĩ Cương nhấn mạnh, dù cúm mùa thường được xem là bệnh nhẹ, nhưng nếu xuất hiện hai dấu hiệu sau, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức:

Suy hô hấp (thở nhanh, thở nông, khó thở, co kéo cơ hô hấp, tím tái);

SpO2 giảm dưới 93% (chỉ số bão hòa oxy trong máu thấp có thể dẫn đến suy hô hấp cấp).

Bên cạnh đó, những người có bệnh nền như hen phế quản, COPD, tiểu đường, bệnh tim mạch có nguy cơ biến chứng cao hơn và cần đặc biệt theo dõi sát sao.

Ngoài ra, chuyên gia đưa ra khuyến cáo về những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả người dân cần áp dụng như tiêm phòng vaccine cúm, tuân thủ các thói quen vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học, hạn chế tiếp xúc với nguồn lây… Đặc biệt, người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp
Sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Với tính chất tiện lợi, thực phẩm đóng hộp đang là lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn thực phậm, nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách, một số sản phẩm trên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể tấn công sức khoẻ người dùng bất cứ lúc nào.

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.

Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, moi tiền bệnh nhân ngay giữa trung tâm TP Bắc Ninh
Xã hội

Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, moi tiền bệnh nhân ngay giữa trung tâm TP Bắc Ninh

Bác sĩ không đeo bảng tên, lấy máu không đeo găng tay y tế, sổ khám bệnh không có chữ ký của bác sỹ, hù doạ bệnh nhân để moi tiền… là những thông tin nhóm phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa đa khoa quốc tế Việt Sing, số 169 đường Hoàng Hoa Thám (phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh).

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chấm dứt bệnh lao là mục tiêu cao cả”
Sức khỏe

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chấm dứt bệnh lao là mục tiêu cao cả”

Ngày 24.3, tại Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống Lao 24.3.2025 và Hội nghị tổng kết công tác phòng chống Lao năm 2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam đã đạt tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao trên 90% trong năm 2024, vượt mức trung bình toàn cầu là 88%.