"TỰ HÀO HÀNG VIỆT NAM" "TINH HOA HÀNG VIỆT NAM"

"Tự hào nông sản Việt Nam": Kích cầu mua sắm, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Tối 28.11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND quận Long Biên tổ chức khai mạc Chương trình "Tự hào nông sản Việt Nam" tại Công viên Long Biên.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc HPA Bùi Duy Quang cho biết, chương trình "Tự hào nông sản Việt Nam" là sự kiện xúc tiến nông nghiệp quan trọng đã được tổ chức lần đầu tiên năm 2022 với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu của Hà Nội và các tỉnh, thành phố; góp phần kích cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn; kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, OCOP của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố đến người tiêu dùng Thủ đô, đồng thời kết nối giữa các nhà sản xuất của các tỉnh, thành phố với các kênh phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội.

nh-1.jpg
Các đại biểu khai mạc chương trình "Tự hào nông sản Việt Nam". Ảnh: P.V

Tiếp nối thành công của các lần tổ chức trước đây, Chương trình "Tự hào nông sản Việt Nam" năm 2024 diễn ra trong thời điểm cuối năm, được Ban Tổ chức kỳ vọng sẽ thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người dân, du khách đến tham quan, mua sắm.

Theo Phó Giám đốc HPA, thông qua Chương trình các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản là cơ hội giới thiệu, trưng bày sản phẩm hàng hóa, tiềm năng và thế mạnh của địa phương, qua đó quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

“Qua đó tạo điểm nhấn kích cầu mua sắm an toàn trong dịp cuối năm, góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”- ông Quang nhấn mạnh.

Với quy mô khoảng 120 gian hàng, chương trình thu hút khoảng 150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh/thành phố, địa phương như: Lâm Đồng, Nghệ An, Cao Bằng, Hưng Yên, Hà Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Yên Bái, Quảng Nam, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Trị, Điện Biên, Tiền Giang, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Kạn, Kon Tum, Phú Thọ, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi ... tham gia.

Trong thời gian diễn ra chương trình, các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá 1.500 dòng đặc sản vùng miền như nông sản, thực phẩm, đồ uống, nước mắm, trà, rau củ, hoa quả tươi, hoa quả sấy khô, mật ong, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP… tới người dân Thủ đô và du khách.

1111.jpg
Người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm Việt Nam chất lượng được giới thiệu tại sự kiện. Ảnh: Hoài Nam

Cùng địa điểm tổ chức Chương trình còn có sự tham gia của Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội với không gian Phiên chợ cuối tuần quảng bá sản phẩm OCOP, nông sản và làng nghề truyền thống Hà Nội; khu gian hàng tỉnh Hòa Bình giới thiệu, quảng bá nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh, cũng sẽ góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm mua sắm cho khách tham quan.

Bên cạnh các hoạt động trưng bày, giới thiệu và bán sản phầm còn có các hoạt động quảng bá, kết nối, dùng thử sản phẩm, hoạt động trình diễn văn hóa, văn nghệ quần chúng và trình diễn, chế biến dùng thử sản phẩm tại chỗ ...

Ngoài việc tổ chức các khu gian hàng, Ban Tổ chức sẽ bố trí các mô hình tiểu cảnh nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu, gắn kết du lịch nông nghiệp để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của khách tham quan, mua sắm.

Chương trình "Tự hào nông sản Việt Nam" sẽ diễn ra từ ngày 28.11 đến ngày 1.12.2024 tại Công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Địa phương

Cánh đồng hoa Tam giác mạch rộng 2ha dưới chân núi Đôi Cô Tiên
Địa phương

Hương sắc hoa Tam giác mạch ở cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhắc đến Hà Giang, hẳn du khách đều có ấn tượng về một Hà Giang đẹp, thơ mộng với những danh lam, thắng cảnh, về văn hóa, con người mang bản sắc rất riêng, độc đáo. Ở Quản Bạ, huyện cửa ngõ Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi mùa lại có một nét đẹp đặc trưng về thiên nhiên, cảnh sắc cũng như lễ hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Tùng
Địa phương

Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Sân bay Long Thành

Để phục vụ khai thác Sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào năm 2026 – sân bay lớn nhất cả nước, một trong 2 lợi thế lớn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động lựa chọn một số khu vực được quy hoạch chức năng thương mại dịch vụ để đầu tư trước; tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với sân bay bằng việc kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn thực hiện một số dự án như: Dự án Tiêu thoát nước khu vực ngoài Sân bay Long Thành (giai đoạn 1)...; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư tuyến quốc lộ 20B (đường ĐT 769E), nút giao với đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để tạo thêm hướng kết nối khu vực phía Bắc Sân bay Long Thành…

Kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các chợ
Địa phương

Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội sẽ cùng các sở, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước về ATTP.

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn

Chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm chè Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chè phục vụ xuất khẩu. Góp phần tiêu thụ nguyên liệu chè cho người dân từ đó mở rộng, phát triển diện tích trồng chè tại các địa phương.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm “hứa” khoan giếng cho dân rồi… “lãng quên”?
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm “hứa” khoan giếng cho dân rồi… “lãng quên”?

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và "hứa" khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Hải Phòng: Công ty TNHH xây dựng Quang Thắng thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện An Dương như thế nào?
Địa phương

Hải Phòng: Công ty TNHH xây dựng Quang Thắng thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện An Dương như thế nào?

Nhiều năm trở lại đây, Công ty TNHH xây dựng Quang Thắng là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện An Dương (TP Hải Phòng) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Cập Nhật kiến thức cho bà con dân tộc thiểu số. Ảnh: P.Tiến
Trên đường phát triển

Nỗ lực để người dân sớm “an cư”

Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định và yên tâm phát triển sản xuất. Thực hiện Dự án 1, huyện Nghĩa Đàn đã giải ngân 100% nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân “an cư lạc nghiệp”.

Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp
Trên đường phát triển

Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản bình quân đạt 2 - 3%/năm; đến năm 2030, tỷ lệ giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao đối với nông nghiệp đạt 50%, thủy sản đạt 55% và lâm nghiệp đạt 30%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 - 1,5%/năm.

Thái Nguyên: Huyện Đại Từ tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Huyện Đại Từ tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Từ nền tảng được công nhận danh hiệu “Huyện Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023”, huyện đang tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM, tiến tới mục tiêu hoàn thành xây dựng huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao.

Cây chè giữ vai trò chủ lực trong giảm nghèo
Trên đường phát triển

Cây chè giữ vai trò chủ lực trong giảm nghèo

Từ nhiều năm nay, với vai trò cây trồng chủ lực, cây chè đã góp phần tích cực trong giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt tại các xóm, xã miền núi, vùng cao của tỉnh Thái Nguyên. Từ sản xuất, kinh doanh chè, các địa phương đã phát huy nội lực, tạo sức bật cho tăng trưởng, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng NTM. 

Khánh Hòa: Bảo đảm giảm 10-15% đầu mối các cơ quan bên trong
Hoạt động chính quyền

Khánh Hòa: Bảo đảm giảm 10-15% đầu mối các cơ quan bên trong

Tại cuộc họp của UBND tỉnh Khánh Hòa nghe báo cáo về việc sắp xếp tổ chức bộ máy ở địa phương vừa được tổ chức, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân nhấn mạnh: các đơn vị thuộc diện phải sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương chủ động sắp xếp ngay trong nội bộ. Các đơn vị không thuộc diện dự kiến phải sắp xếp cũng cần chủ động triển khai ngay việc rà soát, tinh gọn bộ máy bên trong và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp để giảm 10-15% đầu mối.