20 NĂM BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ (12.7.1995 -12.7.2015)

Từ câu chuyện 20 năm trước, tha thiết với tương lai

Hôm nay, 12.7, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ. Sự kiện càng có ý nghĩa đặc biệt hơn khi đặt trong bối cảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Chính quyền Tổng thống Barack Obama. Nhân dịp này, Đại sứ HÀ HUY THÔNG - Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, người từng là Trưởng đoàn tiền trạm đi mở Cơ quan Liên lạc Việt Nam ở Hoa Kỳ cuối năm 1994 rồi nâng lên Đại sứ quán năm 1995, đã chia sẻ với ĐBND về “cái thuở ban đầu” nhiều khó khăn 20 năm trước mà tha thiết lạc quan về mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington 20 năm sau.

Từ câu chuyện 20 năm trước, tha thiết với tương lai ảnh 1Độc lập, chủ quyền thể hiện từ chi tiết nhỏ

- Tôi muốn hỏi ông một chi tiết có vẻ mang tính kỹ thuật. Tại sao Hoa Kỳ thường nói ngày 11.7 là ngày lập quan hệ ngoại giao trong khi Việt Nam lại kỷ niệm vào ngày 12.7?

- Phát hiện của bạn khá thú vị. Cách đây đúng 20 năm, gần trưa ngày 11.7.1995 (giờ Hoa Kỳ), Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Bill Clinton tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nên họ coi đó là Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (một số báo của ta cũng lấy ngày này). Mặc dù trước đó, ngày 10.7.1995, phía Hoa Kỳ đã thông báo cho Cơ quan liên lạc của ta ở Washington biết về tuyên bố của Tổng thống Clinton hôm sau, nhưng đó mới chỉ là từ một phía, chưa phải quyết định của hai nước.

Washington và Hà Nội chênh nhau khoảng 12 giờ, nên thời điểm Tổng thống Bill Clinton ra tuyên bố bình thường hóa quan hệ hai nước là khoảng nửa đêm 11.7 ở Việt Nam. Tới sáng 12.7.1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt mới có tuyên bố hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Clinton và cho rằng: “Quyết định này phù hợp với xu hướng hiện nay của tình hình quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới”. Vậy là phải sau tuyên bố của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ta mới coi việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước là quyết định chung và lấy ngày 12.7 là Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Đúng là một chi tiết có vẻ nhỏ và mang tính kỹ thuật, nhưng thể hiện nhận thức và công tác ngoại giao phải trên cơ sở độc lập, chủ quyền và bình đẳng. 

Từ câu chuyện 20 năm trước, tha thiết với tương lai ảnh 2Khó khăn cái thuở ban đầu

- Khi đi mở Cơ quan liên lạc tháng 12.1994 (rồi nâng lên Đại sứ quán tháng 8.1995), ông và Đoàn tiền trạm hẳn đã gặp nhiều khó khăn?

- Sau khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ cấm vận và mở Cơ quan liên lạc ở hai thủ đô ngày 3.2.1994, ta và Hoa Kỳ mở 3 kênh đối thoại về: giải quyết vấn đề tài sản ngoại giao, các vấn đề hậu cần để mở Cơ quan liên lạc, và nhân quyền. Sau khi ký tắt Thỏa thuận về vấn đề tài sản ngoại giao, trong đó có Tòa nhà của chính quyền Sài Gòn cũ mà ta sẽ tiếp quản để làm Trụ sở, tôi rời Hà Nội ngày 12.12.1994 cùng vợ con và 4 cán bộ về chính trị, lãnh sự, thông tin và lái xe, vì được giao làm Trưởng đoàn tiền trạm đi chuẩn bị mở Cơ quan liên lạc của ta ở Washington.

Khó khăn lớn nhất lúc đó của Đoàn ta là làm sao trong vòng một tháng (vì Hoa Kỳ nghỉ Noel khoảng 10 ngày cuối tháng 12.1994 đến đầu tháng 1.1995), phải ổn định chỗ ăn ở cho cán bộ ta, làm việc với phía Hoa Kỳ, tiếp quản Trụ sở cũ của chính quyền Sài Gòn, thuê và thiết kế văn phòng làm Trụ sở, mua sắm trang thiết bị cơ quan, thiết lập quan hệ ban đầu với một số Cơ quan đại diện ngoại giao các nước… để kịp mở Cơ quan liên lạc tại Washington cùng lúc với phía Hoa Kỳ ở Hà Nội. Có thể nói là “một núi công việc” và phải rất khẩn trương. Nhưng nhờ sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo trong nước, trực tiếp nhất là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ và Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai, cùng sự hỗ trợ tích cực của Phái đoàn ta ở New York, cán bộ ta đang học ở Hoa Kỳ, một số bạn bè Hoa Kỳ, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, kịp cho Đại sứ ta ở Liên Hợp Quốc lúc đó là anh Lê Văn Bàng đến làm Trưởng Cơ quan liên lạc (và tôi được cử làm cấp Phó trưởng Cơ quan) đúng ngày 1.2.1995 cùng lúc với phía Hoa Kỳ mở Cơ quan liên lạc ở Hà Nội. 

Tuy nhiên, đó mới chỉ là khó khăn bước đầu. Khó khăn lớn hơn của chúng tôi tại Cơ quan liên lạc lúc đó là thiết lập quan hệ ở sở tại, cùng với trong nước thúc đẩy tăng cường hiểu biết, làm sao chuyển thông điệp đến dư luận Hoa Kỳ hiểu Việt Nam nay “không còn là cuộc chiến tranh, mà là một đất nước, một dân tộc đang đổi mới”, thúc đẩy nâng quan hệ từ mức Cơ quan liên lạc lên cấp Đại sứ quán mấy tháng sau đó. 

Quá khứ nhiều lần lỡ hẹn

- 20 năm sau chiến tranh, Hoa Kỳ mới bình thường hóa, lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, ông có cho như vậy là muộn không, thưa ông?

- Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ rất đặc thù, trải qua nhiều bước thăng trầm, khác với hầu hết mối quan hệ song phương khác, và đáng lẽ có thể được thiết lập từ sớm hơn. 

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có thể nói là bắt đầu từ năm 1787 khi Hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh, con trai đầu của Chúa Nguyễn Phúc Anh) gặp Thomas Jefferson, khi đó là Trưởng cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ ở Paris (Pháp), người sau này trở thành Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ. Trước khi giành chính quyền, Nguyễn Ái Quốc cũng từng tiếp xúc với Đại diện Chính phủ Hoa Kỳ. Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ trích Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ trong bản Tuyên ngôn thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2.9.1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã viết thư đề nghị Tổng thống Henry Truman công nhận Việt Nam trong những năm 1945-1946. Nhưng tiếc rằng cơ hội này đã bị bỏ lỡ. Thậm chí vào thời điểm chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam còn ác liệt, khi tiếp phóng viên nước ngoài đầu năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tỏ khâm phục nhân dân Hoa Kỳ cần cù, yêu độc lập và tự do, bày tỏ mong muốn hai nước sớm kết thúc chiến tranh, thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy các quan hệ chính trị, kinh tế, giáo dục…

Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán bình thường hóa quan hệ năm 1977-1978. Nhưng tiếc rằng, do tác động nhiều mặt của hậu quả chiến tranh, nên một cơ hội nữa để bình thường hóa quan hệ giữa hai nước lại bị bỏ lỡ. Phải đến khi vấn đề nhân đạo liên quan đến hậu quả chiến tranh, vấn đề Campuchia được giải quyết, hai nước mới bắt đầu cuộc đàm phán đầu tiên ngày 21.11.1991 để bình thường hóa quan hệ, rồi tiến tới Hoa Kỳ bỏ cấm vận, hai nước mở Cơ quan liên lạc tháng 2.1995, nâng lên cấp Đại sứ quán do một Đại biện lâm thời đứng đầu vào tháng 8.1995, cuối cùng là cấp Đại sứ vào giữa năm 1997. 

Bài học lớn nhất có lẽ là cần có tầm nhìn chiến lược, đặt lợi ích của dân tộc lên cao nhất, vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước mà tranh thủ cơ hội để thúc đẩy quan hệ, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới phù hợp xu thế chung.

Tương lai thuộc về trách nhiệm của chúng ta

- Do các nước lớn có khi có lợi ích khác nhau, ông có cho rằng việc Việt Nam thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ sẽ làm khó mối quan hệ với các nước lớn khác?

- Thủ tướng Anh Palmerson đã có câu nói nổi tiếng: “Không có kẻ thù vĩnh viễn, cũng không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”. Trong quan hệ quốc tế, lợi ích quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu. Các nước lớn thúc đẩy hay hạn chế quan hệ thậm chí gây chiến với nước khác đều vì lợi ích quốc gia. Cũng như vậy, một nước thích hay không thích Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường quan hệ là điều hoàn toàn dễ hiểu, vì chính lợi ích của họ. Nhưng tôi tin rằng, các nước mong muốn có hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực chắc chắn sẽ ủng hộ Việt Nam và Hoa Kỳ cải thiện quan hệ.

 Sau nhiều thập kỷ bị chiến tranh tàn phá, bị các chính sách bao vây, cấm vận làm kiệt quệ, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng hóa và thúc đẩy quan hệ với các nước, trong đó có Hoa Kỳ, để có môi trường hòa bình, ổn định, có nhiều cơ hội phát triển đất nước. Trong quan hệ với các nước, lớn hay nhỏ, ta đều đặt lợi ích dân tộc lên trên, ứng xử phù hợp với xu thế hòa bình chung trên thế giới và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đặc biệt trong xử lý quan hệ với nước lớn, chúng ta luôn linh hoạt theo phương châm Bác Hồ căn dặn là “dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà tôi hiểu là: Lấy cái “bất biến” là lợi ích dân tộc để đối phó với cái “vạn biến” là tình hình thế giới luôn thay đổi.

- Từ thực tế quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 20 năm qua, ông dự đoán mối quan hệ này 20 năm tới như thế nào?

- Dự báo luôn là điều khó nhất trong nghiên cứu quan hệ quốc tế vì mối quan hệ giữa hai quốc gia phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố nhà nước, phi nhà nước và cá nhân con người tham gia quan hệ này.

Kể từ khi lập nước năm 1945, ta luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng, muốn đưa quan hệ phát triển phải có hợp tác và nỗ lực từ hai phía. Chính vì trước kia chỉ có nỗ lực từ một phía, nên đã bỏ lỡ cơ hội.

Hai nước đã trải qua từ lúc không có quan hệ gì đến quan hệ sơ khai, nhưng lại rơi vào chiến tranh, trở thành kẻ thù của nhau, rồi từng bước hòa giải, bình thường hóa quan hệ, trở thành đối tác và nay là đối tác toàn diện, tôn trọng độc lập chủ quyền, thể chế chính trị và luật pháp quốc tế. Trong cuộc gặp mang tính lịch sử với Tổng thống Obama ở Phòng Bầu dục, Nhà Trắng hôm 7.7 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói một ý rất quan trọng: “Quá khứ không thể thay đổi được, nhưng tương lai thuộc về trách nhiệm của chúng ta”. Mối quan hệ giữa hai nước sẽ phát triển như thế nào trong 20 năm tới, điều đó thuộc về trách nhiệm của hai Nhà nước, hai dân tộc. Nhưng nếu nhìn vào thực tế mối quan hệ 40 năm qua, nhất là 20 năm bình thường hóa quan hệ và đặc biệt là soi vào Tuyên bố về Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ mà hai bên vừa đạt được ngày 7.7 vừa qua, có thể dự đoán quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ chứng kiến một bước ngoặt quan trọng, thậm chí có thể có những đột phá mà chúng ta hiện nay cũng khó có thể hình dung. Giống như cách đây 20 năm, khó ai có thể tưởng tượng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ được như hôm nay. Tất nhiên điều đó còn tùy thuộc tình hình khu vực, thế giới nói chung và nội bộ mỗi nước nói riêng. Con chim muốn bay cao và xa phải có hai cánh cùng đập.

- Xin cảm ơn ông!

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…