Truyện Kiều và Đại thi hào Nguyễn Du trong văn hóa Việt

Sáng 18.2, tọa đàm "Truyện Kiều và đại thi hào Nguyễn Du trong văn hóa Việt" sẽ được tổ chức tại CSO Gallery, thành phố Hội An, Quảng Nam, nhằm giới thiệu và tôn vinh giá trị di sản văn hóa thông qua tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.

Đây là hoạt động ý nghĩa chào đón Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ (International Mother Language Day) vào 21.2 hàng năm - tôn vinh và bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa trên toàn cầu, thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ và tôn trọng các ngôn ngữ khác nhau.

aed2f1e9c2a72bf972b6.jpg
Một số ấn bản "Truyện Kiều" tại CSO Gallery. Ảnh: CSO Gallery

Nói về tiếng Việt, nhiều người thường nhắc lại câu nói của học giả Phạm Quỳnh (1892 - 1945) được hậu duệ khắc lại trên tấm bia đá đặt ngay trước bia mộ ông ở chùa Vạn Phước, thành phố Huế: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn”.

Là tác phẩm chữ Nôm gồm 3.254 câu thơ lục bát, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt khỏi phạm vi quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Đến nay, "Truyện Kiều" đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới, trong đó tiếng Pháp có trên 10 bản dịch, tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc trên 10 bản dịch, tiếng Nhật có 5 bản dịch…

Theo GS. Đào Duy Anh, với "Truyện Kiều", Nguyễn Du là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta.

Giá trị vượt giới hạn thời gian và không gian của "Truyện Kiều" còn thể hiện qua vị trí của tác phẩm trong đời sống tinh thần người Việt, với nhiều hình thức dân gian như bói Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều... "Truyện Kiều" cũng trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa, điện ảnh,...

Tọa đàm Truyện Kiều và Đại thi hào Nguyễn Du trong văn hóa Việt kỳ vọng góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn học của tác phẩm cũng như khẳng định tầm ảnh hưởng sâu rộng của kiệt tác này trong dòng chảy văn hóa Việt Nam và thế giới.

Trong khuôn khổ tọa đàm, các chuyên gia sẽ thảo luận về bối cảnh, nội hàm và tầm vóc của "Truyện Kiều" và đại thi hào Nguyễn Du; đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của việc giữ gìn và phát triển "Truyện Kiều" trong bối cảnh đương đại.

Tọa đàm có sự tham dự của các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà nghiên cứu văn học, đại diện gia tộc Nguyễn Du và những người yêu thích văn học, lịch sử, di sản.

Tọa đàm diễn ra tại CSO Gallery, nơi có bộ sưu tập 1.630 ấn bản "Truyện Kiều" bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và nhiều ngoại ngữ được xuất bản trong nước và quốc tế. Ngoài ra còn có ấn bản bộ sưu tập "Truyện Kiều" của thiền sư Thích Nhất Hạnh; 600 ấn phẩm khác liên quan là những bài viết trên các tạp chí, sách báo... xuất bản từ những năm đầu thế kỷ XX như: Nông Cổ Mín Đàm (1916), Nam Phong (1919), Trung Bắc Tân Văn (1924), Nam Kỳ (1942)...; tranh Kiều; hiện vật "Truyện Kiều" (đá nghệ thuật, bình sứ, CD…); lịch "Truyện Kiều", "Truyện Kiều" trong thời trang...

Văn hóa - Thể thao

 “Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức
Du lịch - Thể thao

“Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức

Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4
Văn hóa

Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.