Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được

Hơn 10 năm qua, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 3 lần nộp hồ sơ xin được chuyển đổi loại hình trường học sang trường tư thục để phù hợp với đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục hiện nay và quy định của pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được … chấp thuận do vướng quy trình thủ tục.

Theo báo cáo của Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường tiền thân là Trường Phổ thông cơ sở dân lập (cấp 1) Lê Hồng Phong được thành lập theo Quyết định số 368/QĐ, ngày 29.4.1992 của Sở Giáo dục và đào tạo (GDĐT) Đắk Lắk, ban quản trị đầu tiên gồm 4 người: ông Lê Ngọc Hóa, Trưởng Ban Dân vận Thị ủy làm trưởng ban, thành viên gồm các ông: Y Tec, Bí thư Thị đoàn Buôn Ma Thuột, ông Phạm Trọng Thủy, Hiệu trưởng Trường PTCS Lê Hồng Phong 1 (kiêm nhiệm) và ông Nguyễn Đình Long, hiệu phó, nguyên cán bộ Phòng Phổ thông Sở GDĐT.

Ngày 2.10.1995, Sở GDĐT Đắk Lắk ban hành Quyết định số 39/TC-CB về việc đổi tên Trường cấp 1 dân lập Lê Hồng Phong thành Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Thành đoàn Buôn Ma Thuột; Hiệu trưởng là ông Nguyễn Đình Long theo Quyết định số 67/QĐ-TCCB, ngày 18.12.1997 của Sở GDĐT Đắk Lắk.

dbnd_tl_nbk-4.jpg
Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm hơn 10 năm chưa được chuyển đổi từ dân lập sang tư thục

Gian nan làm hồ sơ

Từ cuối tháng 9.2013 Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhiều lần làm hồ sơ trình UBND TP. Buôn Ma Thuột để chuyển đổi loại hình trường học từ dân lập sang tư thục. Cụ thể, năm 2009, Bộ GDĐT ban hành Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT hướng dẫn việc chuyển đổi các loại hình trường học, nhưng đến ngày 1.7.2013 UBND TP. Buôn Ma Thuột mới ban hành Công văn số 978/UBND-GDĐT về việc chuyển đổi loại hình trường học từ trường dân lập sang trường tư thục đối với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm.

dbnd_tl_sequence-0200-20-37-14still030.jpg
Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm làm việc với Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Ngày 13.8.2013, UBND TP. Buôn Ma Thuột tiếp tục có công văn số 1278/UBND về ấn định thời gian lập hồ sơ chuyển đổi.

Đến ngày 24.9.2013, Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lập tờ trình số 10/TT-THNBK về đề án chuyển đổi trường cùng với hồ sơ liên quan và đã nộp cho Phòng GDĐT TP. Buôn Ma Thuột nhưng sự việc vẫn không có sự chuyển biến.

Sau đó, liên tiếp trong 2 năm 2017 và 2018, Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo thành phố, nhưng sự việc vẫn không được giải quyết do vướng khoản 4, điều 7, Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT.

Sau nhiều lần bổ sung các tài liệu theo yêu cầu của Phòng GDĐT và UBND TP. Buôn Ma Thuột, Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 2 lần nộp hồ sơ chuyển đổi đến UBND thành phố nhưng không được chuẩn y. Trong khi đó, cùng thời điểm, Trường THDL Nguyễn Khuyến đã được chuyển đổi từ trường dân lập sang tư thục tại Quyết định số 3072/QĐ-UBND ngày 1.7.2013 của UBND TP. Buôn Ma Thuột.

dbnd_tl_sequence-0200-20-14-09still029.jpg
Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm tại buổi làm việc với đoàn khảo sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Đầu tháng 10.2023 Bộ GDĐT ban hành Thông tư số 16/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/TT-BGDĐT bổ sung điều 1a - điều khoản chuyển tiếp: “Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông thuộc đối tượng phải chuyển đổi theo Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 8.5.2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về trình tự thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục, cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, nếu chưa thực hiện việc chuyển đổi thì phải hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định tại Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT trước ngày 30.2025”.

thay-long-nkb-4101.jpg
Hiệu trưởng Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Đình Long mong muốn địa phương sớm tháo gỡ khó khăn để trường được chuyển đổi sang tư thục

Hiệu trưởng Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Nguyễn Đình Long cho biết, sau khi có Thông tư số 16/2023/TT-BGDĐT, UBND tỉnh Đắk Lắk đã lần lượt ban hành các công văn 255, 1129, 1227, 6611, giao UBND TP. Buôn Ma Thuột chủ trì phối hợp với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện việc chuyển đổi loại hình trường học đối với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm theo chỉ đạo của UBND tỉnh, báo cáo tiến độ triển khai về UBND tỉnh, Sở GDĐT trước ngày 28.2.2024.

“Trong thực tế, Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm không nhận được bất kỳ một yêu cầu phối hợp nào từ UBND TP. Buôn Ma Thuột về việc chuyển đổi loại hình trường học. Mong mỏi lớn nhất của tôi và tập thể nhà trường là địa phương sớm tháo gỡ khó khăn để trường chúng tôi được chuyển đổi sang tư thục theo đúng các quy định của pháp luật”, thầy Nguyễn Đình Long chia sẻ.

Cần sự chỉ đạo quyết liệt của địa phương

Ngày 25.9.2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện khảo sát việc chuyển đổi loại hình trường học đối với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm với thành phần tham dự gồm đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện Thường trực Thành ủy Buôn Ma Thuột, đại diện lãnh đạo UBND TP. Buôn Ma Thuột, Thành đoàn Buôn Ma Thuột và các phòng ban liên quan.

dbnd_tl_toan-canh.jpg
Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk khảo sát việc chuyển đổi loại hình trường học đối với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm và UBND TP. Buôn Ma Thuột

Tại buổi khảo sát, Phó trưởng Đoàn Đại biểu chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân khẳng định, việc xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là con đường đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, việc chuyển đổi mô hình trường học từ dân lập sang trường tư thục là điều tất yếu, do đó, đề nghị UBND TP. Buôn Ma Thuột chủ động hướng dẫn và Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm tích cực phối hợp hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi sang loại hình trường tư thục theo quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho các em học sinh, quyền lợi người lao động và nhà đầu tư. Việc chuyển đổi cần phải hoàn thành trước 30.6.2025.

Bên cạnh đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cũng kiến nghị UBND tỉnh phải có chỉ đạo cụ thể để thực hiện chuyển đổi loại hình trường này. Trong đó, khó khăn vướng mắc lớn nhất phía trường đang gặp là về mặt hồ sơ thủ tục, xác định vai trò của thành đoàn, chủ sở hữu… Đoàn ĐBQH tỉnh cũng đề nghị UBND TP. Buôn Ma Thuột phải ban hành kế hoạch cụ thể, bởi đó là cơ sở để chỉ đạo việc chuyển đổi loại hình trường là phải thực hiện trước.

dbnd_tl_ls1.jpg
Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, luật sư Tạ Quang Tòng trao đổi với phóng viên liên quan đến thủ tục chuyển đổi của Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngoài ra, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng đề nghị UBND TP. Buôn Ma Thuột phải phối hợp với nhà trường tổ chức cuộc họp theo quy định để xác định người đại diện hay còn gọi là chủ đầu tư (chủ tịch hội đồng góp vốn) theo quy định của pháp luật. Thành phần bao gồm toàn bộ các thành viên góp vốn của nhà trường, các phòng ban có liên quan của thành phố và các cơ quan có liên quan để cùng họp.

"Để từ đó cử người đại diện cho phù hợp theo quy định của pháp luật. Phải thực hiện những điều trên thì mới đảm bảo hoàn tất hồ sơ để trình. Nếu thiếu những quy trình trên thì không ra câu chuyện được" - Phó trưởng Đoàn Đại biểu chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân nhấn mạnh.

"Tất cả cơ sở pháp lý để chuyển đổi của Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có đầy đủ, tuy nhiên UBND TP. Buôn Ma Thuột chậm trễ, không thực hiện việc chuyển đổi. Thậm chí, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có liên tiếp 5 công văn để thúc đẩy việc chuyển đổi này nhưng tình hình vẫn rơi vào im lặng. Tôi cho rằng, đó là việc làm thiếu trách nhiệm của địa phương”, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, luật sư Tạ Quang Tòng nhận định.

Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học
Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng
Giáo dục

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho thế lực thù địch, phản động xâm nhập vào Việt Nam. Thế hệ thanh niên, sinh viên cần là lực lượng xung kích, kịp thời ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực cực đoan, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…