Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Ba Đình Kỷ niệm 10 năm thành lập

Sáng 14.11, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Tri Phương đã hân hoan tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập trường và chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Lễ Kỷ niệm có sự tham dự của Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến; Trưởng Phòng GD-ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận; lãnh đạo, trưởng công an phường Quán Thánh, Điện Biên cùng đông đảo phụ huynh, học sinh và cựu học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương...

204aa11f9a0a2154781b.jpg
Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương, cô giáo Nguyễn Thị Thu Thuỷ đọc diễn văn kỷ niệm 10 năm thành lập trường


Phát biểu Diễn văn kỷ niệm 10 năm thành lập trường, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương, cô giáo Nguyễn Thị Thu Thuỷ cho biết, ngày 14.7.2014, trường THCS Nguyễn Tri Phương được thành lập với nhiệm vụ giáo dục con em nhân dân trên địa bàn 2 phường Quán Thánh, Điện Biên; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của quận Ba Đình.

Ngôi trường vinh dự mang tên người anh hùng chống thực dân Pháp kiên trung – cụ Nguyễn Tri Phương. Nằm trên mảnh đất địa linh bên Hoàng thành Thăng Long, trường THCS Nguyễn Tri Phương đã từng bước khẳng định mình bằng sự phát triển nhanh chóng: Đạt chuẩn Quốc gia năm học thứ 2; trở thành trường hạng 1 năm học thứ 3, và mỗi năm học tiếp tục đạt được những kết quả nổi bật.

e32b5b5a6a4fd111885e.jpg
eaab4d304225f97ba034.jpg
Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương nghiêm trang và tự hào nghe cô hiệu trưởng đọc diễn văn

Chặng đường 10 năm, với một ngôi trường tuy chưa phải là dài, nhưng đó là một chặng đường đáng nhớ, mà ở đó các thầy giáo, cô giáo và các học sinh đã cùng nhau phấn đấu không mệt mỏi để làm nên một thương hiệu trường Xanh bên thành Cửa Bắc.

Trong chặng đường 10 năm ấy, Nhà trường đã vinh dự được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp Lãnh đạo: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội và liên tục nhiều năm liền được công nhận là Tập thể Lao động Xuất sắc cấp Quận, cấp Thành phố; đơn vị Xuất sắc về công tác Đội và phong trào thiếu nhi...

Có được các thành tích đó cũng chính là nhờ sự chèo lái bền bỉ, đầy tâm huyết,sáng tạo của người thuyền trưởng đầu tiên - cô giáo Phạm Thị Hương Giang – Hiệu trưởng nhà trường giai đoạn 2014- 2023; cùng tập thể Ban giám hiệu tâm huyết, dám nghĩ dám làm: cô giáo Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Hải Tùng; cô giáo Phó hiệu trưởng Nguyễn Khánh Vân, cô giáo Phó hiệu trưởng Nghiêm Hoàng Ngân. Từ 34 “chiến sĩ” đầu tiên, đến nay, Hội đồng sư phạm nhà trường đã có 71 cán bộ giáo viên, nhân viên; từ 300 học sinh với 9 lớp, đến nay đã phát triển lên 1400 học sinh và 32 lớp.

3c5fca2bf23e4960102f.jpg
10 năm phát triển, Trường THCS Nguyễn Tri Phương đã khẳng định được vị thế bằng những thành tích xuất sắc, là điểm sáng của giáo dục quận Ba Đình

Với phương châm giáo dục: xây dựng con người mới hiện đại, năng động, giàu tri thức, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Thăng Long; với ý thức sâu sắc, sức mạnh của nhà trường chủ yếu nằm ở nội lực con người; nhà trường luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ. Có thầy giỏi, ắt sẽ có trò hay. Đó là con đường bền vững để khẳng định chất lượng dạy và học, cũng là sự chuẩn bị tích cực và thường xuyên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

Với những thành công, sự phát triển cùng tình yêu được nối dài theo năm tháng, thầy - trò trường THCS Nguyễn Tri Phương hôm nay quyết tâm xây dựng ngôi trường mà ở đó: Thầy kết tinh phong cách thanh lịch người Hà Nội - Trò toả sáng truyền thống văn hoá đất Thăng Long.

b05eb46c8a7931276868.jpg
Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến biểu dương thành tích đã đạt được trong 10 năm của thầy và trò Trường THCS Nguyễn Tri Phương

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến đã biểu dương và chúc mừng những thành tích trường THCS Nguyễn Tri Phương đã đạt được trong 10 năm qua, những thành tích này đã đóng góp không nhỏ vào thành tích chung trong sự nghiệp GD-ĐT quận Ba Đình, với ba năm liền nằm trong top đầu thành phố.

Năm học 2023-2024 vừa qua giáo dục Ba Đình tiếp tục vươn lên đứng thứ 2/30 quận, huyện, thị xã, được Bộ GD-ĐT; Sở GD-ĐT tặng nhiều bằng khen cao quý.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, phòng, ban, ngành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để trường THCS Nguyễn Tri Phương được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

nguyen-tri-phuong.jpg
Lãnh đạo quận Ba Đình tặng hoa chúc mừng Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Ảnh: Trường THCS Nguyễn Tri Phương)

Đồng thời Chủ tịch UBND quận Ba Đình mong muốn, Trường THCS Nguyễn Tri Phương không ngừng duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được, tiếp tục là điểm sáng trong ngành giáo dục của Quận và Thủ đô, góp phần thực hiện các mục tiêu ngành giáo dục quận Ba Đình đề ra.

Dưới đây là những hình ảnh biểu diễn văn nghệ của cô và trò trường THCS Nguyễn Tri Phương thực hiện:

6112fa2df6384d661429.jpg
bc14894b8d5e36006f4f.jpg
61df68fe6bebd0b589fa.jpg
d2c970ca7adfc18198ce.jpg
727a2c6a2a7f9121c86e.jpg
141be2f5d0e06bbe32f1.jpg
9c7a08a83cbd87e3deac.jpg

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.