Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên vươn lên xếp thứ 23 trong bảng xếp hạng top 100 trường đại học Việt Nam

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã vươn lên xếp thứ 23 trong bảng xếp hạng top 100 trường đại học Việt Nam năm 2023.

Bứt phá mạnh trong nghiên cứu khoa học với hàng trăm công bố quốc tế mỗi năm

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là trường đại học có quy mô lớn về đào tạo các lĩnh vực: khoa học, kỹ thuật công nghệ, sư phạm, ngoại ngữ, kinh tế và giáo dục nghề nghiệp của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và khu vực.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên vươn lên xếp thứ 23 trong bảng xếp hạng top 100 trường đại học Việt Nam -0
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

PGS.TS.NGƯT. Chu Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong 10 năm qua, Đảng ủy trường đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phổ biến, quán triệt nội dung cơ bản của Nghị quyết, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Hiện tại, nhà trường đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu, từng bước xác lập vị thế của trường trong số các trường Đại học Việt Nam (nằm trong Top 25 theo công bố xếp hạng của Webometrics hàng năm). Theo bảng xếp hạng đại học Việt Nam của VNUR, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên xếp thứ 23 trong bảng xếp hạng top 100 trường đại học Việt Nam năm 2023.

PGS.TS.NGƯT. Chu Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, nếu nhưnăm 2013 giảng viên cơ hữu có trình đột tiến sĩ chưa đến 10%. Đến nay, con số này vượt trên 35% (137/386) giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ đã được đào tạo ở trong nước và nước ngoài (Đức, Anh Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loai…), trong đó có 20 giảng viên có học hàm GS/PGS (năm 2022 có 4 PGS, năm 2023 có 3 PGS). Nhà trường đã cử gần 4000 lượt viên chức, người lao động tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước.

Đặc biệt, nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học (hỗ trợ lên đến 40 đến 100 triệu/ đề tài, bài báo quốc tế), cho các nhóm nghiên cứu mạnh (hỗ trợ 500 triệu/nhóm), công bố quốc tế của trường đã tăng mạnh. Những năm 2013 mỗi năm chỉ có vài bài báo ISI, đến nay, mỗi năm công bố hàng 100 bài báo quốc thế thuộc danh mục WoS/Scopus.

Kết quả giai đoạn 2013-2023, Nhà trường đã thực hiện đề xuất các nhiệm vụ khoa học với tổng số 635 đề tài KHCN các cấp được phê duyệt, trong đó có: 01 nhiệm vụ cấp quốc gia thuộc đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, 06 đề tài KHCN cấp Nhà nước; 34 đề tài KHCN cấp Bộ; 05 đề tài KHCN cấp tỉnh và 589 đề tài KH&CN cấp cơ sở.

PGS.TS.NGƯT. Chu Văn Tuấn cho hay, trong 5 năm gần đây tổng số bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học uy tín, hội thảo trong và ngoài nước của trường đạt 2039 bài với 471 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế, 982 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước, 230 bài báo cáo tại các Hội thảo quốc tế và 356 báo cáo tại Hội thảo trong nước; 01 bằng độc quyền sáng chế đã được cấp bằng, 04 bằng độc quyền sáng chế đã được chấp nhận đơn.

Ngoài ra, nhà trường thường xuyên tổ chức các Hội thảo, Hội nghị khoa học (cấp trường, cấp quốc gia và quốc tế) nhằm trao đổi kết quả nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh vực.

Sinh viên đạt được nhiều thành tích tiêu biểu như: Vô địch Cuộc thi Robot Châu Á - Thái Bình Dương năm 2015, Giải Nhất cuộc thi Nhà Sáng tạo trẻ với Intel Galileo 2015, 1 Huy chương Bạc Triển lãm quốc tế dành cho Nhà sáng tạo trẻ năm 2019, 1 giải Ba Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2020, 10 giải thưởng tại Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Hưng Yên cùng rất nhiều giải tại các cuộc thi Olympic khác nhau…

Nhà trường đã thiết lập mối quan hệ hợp tác mật thiết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc đào tạo, chuyển giao công nghệ, thực tập, tuyển dụng việc làm cho sinh viên; Triển khai các dự án quốc tế do EU tài trợ như: CATALYST, EASTEM và dự án ENGLISHWORK do Đại sứ Quán Hoa Kỳ tài trợ...

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên vươn lên xếp thứ 23 trong bảng xếp hạng top 100 trường đại học Việt Nam -0
Trong một giờ học của sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Mở rộng nhiều ngành đào tạo then chốt đáp ứng nhu cầu xã hội

PGS.TS.NGƯT. Chu Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, chất lượng đào tạo nhà trường đã được thay đổi rõ nét, hội nhập và chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành nghề đáp ứng thị trường lao động cách mạng công nghiệp 4.0.

Thực hiện Nghị quyết 29 và Luật giáo dục đại học số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99/2019/NĐ-CP đã đổi mới về học thuật và hoạt động chuyên môn.

Về chương trình đào tạo (CTĐT), hiện tại, nhà trường đào tạo 08 chuyên ngành trình độ Thạc sĩ, 02 chuyên ngành trình độ Tiến sĩ và mở mới 8 ngành đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu xã hội như: Sư phạm tiếng Anh; Kinh tế; Kỹ thuật phần mềm; Khoa học máy tính; Kỹ thuật hệ thống công nghiệp; Kinh doanh thời trang và dệt may; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Điện lạnh và điều hóa không khí; Công nghệ thực phẩm; Bảo dưỡng công nghiệp nâng tổng số ngành đào tạo lên 22 ngành, trong đó có 10 CTĐT trình độ đại học của Nhà trường được kiểm định chất lượng theo quy định. Các CTĐT mới được xây dựng đều có sự tham khảo từ các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước.

Đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng lao động tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo và cùng giảng dạy một phần chương trình đào tạo, các tổ chức và cá nhân để có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với yêu cầu thị trường lao động; chú trọng đến chuyển đổi số, khối kiến thức STEM, đầu tư hệ thống quản lý đào tạo hiện đại (hệ thống phần mềm quản trị trường đại học – Essoft) và hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS), kết hợp giảng dạy trực tiếp với một phần qua hình thức trực tuyến; liên kết hợp tác đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ thông tin với đại học Sunmoon - Hàn Quốc (2+2) và đón nhận 17 du học sinh Lào học tập tại trường.

Về đổi mới về công tác kiểm tra, đánh giá, PGS.TS.NGƯT. Chu Văn Tuấn, cho rrằng, nhà trường đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá học phần: Hình thức thi viết không sử dụng tài liệu giảm từ 80% xuống còn 35%; tăng cường các hình thức thi bằng trắc nghiệm khách quan (chiếm 8%); thi viết được sử dụng tài liệu (chiếm 18%); Bài tập lớn/Tiểu luận/Dự án (chiếm 12%); Tăng số lượng ngân hàng đề thi lên 1025 bộ đề.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên vươn lên xếp thứ 23 trong bảng xếp hạng top 100 trường đại học Việt Nam
Sinh viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành đào tạo trên 90%

PGS.TS.NGƯT. Chu Văn Tuấn cho biết, quy mô của nhà trường hiện nay đạt 10.789 sinh viên/ học viên. Ngoài ra, nhà trường tích cực đổi mới, đa dạng hóa phương thức tuyển sinh Cao học, Đại học Liên thông chính quy, Liên thông VLVH, song bằng….

Tháng 3.2018, nhà trường đã được cấp chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học; Tháng 11.2020, Trường được Hệ thống đối sánh chất lượng giáo dục đại học (UPM) đánh giá và xếp hạng đạt mức 4 sao theo chuẩn đại học định hướng ứng dụng.

Tháng 3.2023, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội đã cấp Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng cho 10 chương trình đào tạo; Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành đào tạo trên 90% và thông tin khác theo quy định.

Mục tiêu đến năm 2030 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực trọng điểm

PGS.TS.NGƯT. Chu Văn Tuấn cho biết, trong thời gian tới, để hoàn thành mục tiêu chiến lược đến năm 2030 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực trọng điểm của cả nước, đào tạo, nghiên cứu khoa học theo định hướng ứng dụng và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà trường sẽ tập trung 6 lĩnh vực:

- Thứ nhất, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đổi mới GDĐT. Công tác xây dựng kế hoạch và triển khai các văn bản chỉ đạo phải được thực hiện thống nhất từ trên xuống, được vận dụng phù hợp với điều kiện của Nhà trường.

- Thứ hai, đẩy mạnh truyền thông tới phụ huynh sinh viên và toàn xã hội về những đổi mới của ngành GDĐT nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội. Tích cực phát huy công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo để tranh thủ sự quan tâm, đầu tư cho giáo dục đại học trong giai đoạn then chốt thực hiện đổi mới.

- Thứ ba, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học. Làm tốt công tác xã hội hóa (xây dựng cơ chế hợp tác với doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp vào nhà trường và kế nối mạng lưới cựu sinh viên) để bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành/thực tập đáp ứng yêu cầu thị trường lao động chất lượng cao.

- Thứ tư, chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và triển khai có hiệu quả việc thực hiện đổi mới GDĐT.

- Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên khích lệ kịp thời đối với giảng viên. Từng bước nâng cao được số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên theo chuẩn quốc tế. Với phương châm lấy khoa học, công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nền tảng, động lực cho sự phát triển.

- Thứ sáu, bám sát thực tiễn, kịp thời nắm bắt nhu cầu của xã hội, tổ chức đào tạo các ngành, nghề phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của địa phương; phải gắn kết với doanh nghiệp để tổ chức đào tạo, nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo gắn với thực tiễn, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đặc biệt chú trọng vào chuẩn đầu ra của sinh viên như ngoại ngữ, tư duy và năng lực phản biện, kỹ năng nghề nghiệp.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.