Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh chuyển thành đại học, việc cấp bằng tốt nghiệp sẽ thế nào?

Theo Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ ở các lĩnh vực đào tạo khác nhau vẫn nhận văn bằng tốt nghiệp của thương hiệu Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - UEH.  

Ngày 4.10. 2023, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định 1146/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) thành Đại học, chính thức trở thành 1 trong 7 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam hoạt động theo mô hình “đại học đa ngành, đa lĩnh vực”.

Như vậy, bên cạnh các “đại học quốc gia”, “đại học vùng”, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh sẽ là đại học tiếp theo được phát triển thành “đại học đa ngành, đa lĩnh vực”. Đây là mô hình tiêu biểu của các đại học hàng đầu thế giới, gồm 3 cấp độ quản trị: cấp Đại học (University), cấp Trường thành viên (College), Phân hiệu (Branch) và cấp Khoa/Viện (School/Institute).

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có 3 trường thành viên gồm Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH; Trường Công nghệ và Thiết kế UEH cùng với Phân hiệu Vĩnh Long.

Một số ý kiến thắc mắc, khi chuyển từ Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thành Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, bằng cấp cho người học sẽ được ghi như thế nào khi đại học này có 3 trường thành viên và 1 phân hiệu.

Theo Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ ở các lĩnh vực đào tạo khác nhau vẫn nhận văn bằng tốt nghiệp của thương hiệu Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - UEH.  Tên gọi “Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh” sẽ xuất hiện trên văn bằng tốt nghiệp của tất cả bậc, hệ. 

Điều này đảm bảo sự gắn kết giữa cấp đại học với trường thành viên/Phân hiệu; giữa sinh viên, cựu sinh viên các thế hệ với vị thế và danh tiếng vốn có của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh chuyển thành đại học, việc cấp bằng tốt nghiệp sẽ thế nào? -0
Sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Từ năm 2021, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã xác định chiến lược phát triển trở thành đại học đa ngành và bền vững với việc thành lập 3 trường thành viên cùng với phân hiệu Vĩnh Long.

Đến nay, nhà trường chính thức được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển từ “trường đại học đơn ngành, đơn lĩnh vực” thành “đại học đa ngành, đa lĩnh vực”.

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho biết với những thành tựu vốn có trong lĩnh vực Kinh doanh, Quản lý, Kinh tế, Luật, Ngôn ngữ; việc nâng cấp mô hình quản trị và vận hành thành “đại học đa ngành, đa lĩnh vực” đồng nghĩa với việc Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh sẽ phát triển mở rộng các lĩnh vực mới, đặc biệt là Máy tính, Công nghệ và Thiết kế theo hướng ứng dụng.

Theo đó, hoạt động đào tạo, nghiên cứu “theo hướng liên ngành”; hợp tác quốc tế và kết nối cộng đồng “theo hướng gắn liền với thực tiễn” sẽ được thực hiện bởi các Trường thành viên và Phân hiệu dưới sự định hướng, quản trị thông suốt từ cấp Đại học, trên nền tảng các nguyên tắc chất lượng vốn có.

Mô hình quản trị và vận hành mới cũng sẽ “gia cố” thêm phẩm chất đào tạo, năng lực nghiên cứu, chuyển giao tri thức và kết nối cộng đồng, gắn liền với thực tiễn thời đại. Đây là bệ phóng tốt để phát triển năng lực cạnh tranh thương hiệu UEH trong nước và quốc tế, mà đối tượng thụ hưởng trực tiếp là các thế hệ người học, viên chức.

Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh
Giáo dục

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học với cấp Trung học cơ sở và môn Sinh học với cấp Trung học phổ thông bằng tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, những bộ tài liệu số, tài liệu cập nhật trí tuệ nhân tạo, sẽ hỗ trợ thầy cô thuận lợi hơn khi giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh.