Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu tuyển sinh khối C, D

Năm 2024 là năm đầu tiên Trường Đại học Y Hà Nội xét tuyển tổ hợp D01 cho ngành Y tế công cộng, Tâm lý học và tổ hợp C00 cho ngành Tâm lý học. Những năm trước, nhà trường chỉ xét tuyển bằng tổ hợp B00 cho tất cả các ngành.

Ngày 8.6, Trường Đại học Y Hà Nội công bố đề án tuyển sinh năm 2024. Theo đó, năm nay, trường tuyển 1.720 chỉ tiêu cho 17 ngành, trong đó có 3 ngành mới gồm: Tâm lý học (60 chỉ tiêu), Hộ sinh (50 chỉ tiêu) và Kỹ thuật phục hình răng (50 chỉ tiêu).

Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tuyển khối C và D, áp dụng với 3 ngành mới -0Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tuyển khối C và D, áp dụng với 3 ngành mới -1
Học sinh THPT trải nghiệm thực tế tại Trường Đại học Y Hà Nội (Ảnh: HMU)

Ngoài chính sách tuyển thẳng, trường có ba phương thức xét tuyển độc lập gồm:

- Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (phương thức xét tuyển 100), áp dụng đối với tất cả các ngành).

Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024, lần đầu tiên Trường Đại học Y Hà Nội xét tuyển tổ hợp D01 (Toán, Văn, Anh), áp dụng cho ngành Y tế công cộng, Tâm lý học và tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), áp dụng cho ngành Tâm lý học.

Những năm trước, nhà trường chỉ xét tuyển bằng tổ hợp B00 (Toán, Hóa, Sinh) cho tất cả các ngành.

- Xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (phương thức xét tuyển 409), áp dụng đối với các ngành: Y khoa, Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa, Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng chương trình tiên tiến.

Thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế hợp lệ và đạt mức điểm tối thiểu theo bảng dưới đây:

Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tuyển khối C và D, áp dụng với 3 ngành mới -0

Trường kiểm tra chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế bản gốc khi thí sinh nhập học, nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển.

- Xét tuyển dựa vào điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (phương thức xét tuyển 402) áp dụng với các ngành: Hộ sinh, Điều dưỡng Phân hiệu Thanh Hoá, Kỹ thuật Xét nghiệm y học Phân hiệu Thanh Hóa, Kỹ thuật Phục hồi chức năng Phân hiệu Thanh Hóa.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức này là thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực đạt từ 75 điểm trở lên và đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT.

Chỉ tiêu theo ngành, theo từng phương thức xét tuyển và trình độ đào tạo, cụ thể như sau:

Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tuyển khối C và D, áp dụng với 3 ngành mới -0
Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tuyển khối C và D, áp dụng với 3 ngành mới -0

Cũng tại đề án tuyển sinh năm 2024, Trường Đại học Y Hà Nội đã công bố dự kiến mức thu học phí năm học 2024 - 2025 như sau:

Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tuyển khối C và D, áp dụng với 3 ngành mới -0
Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tuyển khối C và D, áp dụng với 3 ngành mới -0

Về chính sách học bổng, Trường Đại học Y Hà Nội dành 8% học phí hệ đào tạo đại học chính quy để cấp Học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên có kết quả học tập tốt. Trường dành tối đa 2% học phí hệ đào tạo đại học chính quy để cấp Học bổng: “Tôi yêu Đại học Y Hà Nội” hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, gồm các đối tượng sau:

- Sinh viên không có khả năng trang trải học phí và sinh hoạt: Trường dành 5 suất miễn 100% học phí, tiền ở kí túc xá, và hỗ trợ 2.000.000đ/tháng x 10 tháng/năm học.

-  Sinh viên thuộc đối tượng miễn giảm học phí theo Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ: Trường giảm từ 50% đến 100% học phí theo quy định.

- Sinh viên trong quá trình học tập nếu gặp phải các vấn đề như: bị bệnh hiểm nghèo; bị tai nạn nhập viện đột xuất; gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tử vong và các trường hợp đặc biệt khác được xem xét hỗ trợ tùy từng hoàn cảnh.

Ngoài ra, trường cũng có các Quỹ học bổng từ các cựu sinh viên, tổ chức, cá nhân tài trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có thành tích cao trong học tập, mức học bổng có thể thay đổi theo từng năm học. Trường miễn phí ở ký túc xá trong suốt quá trình học tập tại trường cho 10 sinh viên năm thứ nhất nhập học có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hỗ trợ sinh viên vay vốn ngân hàng.

Giáo dục

Trẻ em học tại một học viện hagwon tư nhân ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 10.8. 2016. Yelim Lee/AFP/Getty Images
Giáo dục

Kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo ở Hàn Quốc: Cuộc đua không hồi kết

Sáng sớm cuối tuần, hàng dài phụ huynh xếp hàng cùng những đứa trẻ mà có em còn chưa học xong mẫu giáo. Không phải để tiêm ngừa hay vui chơi cuối tuần, mà là để tham gia một kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo. Được gọi là 'kỳ thi 4 tuổi' và 'kỳ thi 7 tuổi' theo cách nói địa phương, đây là biểu hiện mới nhất của cơn sốt giáo dục từ sớm của Hàn Quốc.

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm

Ngày 29.4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố về việc xử lý thông tin báo chí liên quan tới việc dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2, phường Láng Thượng. 

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ
Giáo dục

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ

Chiến thắng 30.4.1975 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. 50 năm sau ngày non sông nối liền một dải, kế thừa kỷ nguyên độc lập, những công dân trẻ sống trong hoà bình trở thành nòng cốt của Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.