Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024

Từ ngày 21 - 22.10, Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quản lý Chuỗi Cung Ứng lần thứ 3” (VSSCM-2024) - một trong những sự kiện học thuật hàng đầu về chuỗi cung ứng tại khu vực.

Với mục tiêu tạo cơ hội giao lưu kiến thức và chia sẻ sự phát triển trong lĩnh vực quản lý sản xuất và vận hành, công nghiệp 4.0 và dữ liệu lớn, quản lý chuỗi cung ứng, chiến lược, đổi mới, công nghệ và tổ chức, Hội thảo VSSCM 2024 đã thu hút hơn 300 nhà nghiên cứu, học giả và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới tham dự, chia sẻ và thảo luận. Đây là sự kiện quan trọng đối với giới học giả, nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hội thảo VSSCM 2024 mang đến những thảo luận chuyên sâu và những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, logistics và sản xuất.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa các phiên trực tiếp và trực tuyến, giúp mở rộng khả năng tiếp cận cho các nhà nghiên cứu, học giả, chuyên gia và doanh nghiệp trên toàn cầu; góp phần làm phong phú thêm sự đa dạng, sự hợp tác xuyên biên giới trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng.

z5952530314390-d12a4c7ed461a34093e4dbdd1be91a11-9749-8478.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Hà Văn Sự, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết, Trường Đại học Thương mại luôn cam kết xây dựng một môi trường học thuật xuất sắc và đổi mới.

Việc tổ chức VSSCM-2024 hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh của nhà trường là tạo ra một không gian nghiên cứu sôi động, nơi các nhà khoa học có thể hợp tác, chia sẻ những phát hiện của mình và đóng góp vào sự phát triển của tri thức không chỉ ở cấp độ địa phương mà còn ở quy mô toàn cầu.

"Chúng tôi tin rằng những sự kiện như thế này là cầu nối quan trọng giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp chúng ta chuyển hóa nghiên cứu học thuật thành những giải pháp cụ thể để giải quyết các thách thức thực tiễn", PGS.TS Hà Văn Sự nhấn mạnh.

z5952530392988-37b5115cca006ea4450d851f474e1fe8-2117-8514.jpg
PGS.TS Hà Văn Sự, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Phát biểu khai mạc Hội thảo

Theo PGS.TS Hà Văn Sự, chủ đề của Hội thảo năm nay rất kịp thời, khi những gián đoạn chuỗi cung ứng, sự tiến bộ công nghệ và các thách thức về tính bền vững đang liên tục thay đổi diện mạo của thương mại và logistics toàn cầu. Những thảo luận và bài trình bày từ các nhà nghiên cứu, học giả và chuyên gia sẽ mang lại những cái nhìn sâu sắc và có giá trị về cách chúng ta có thể thích ứng, đổi mới để đối phó với những thách thức này.

Hội thảo VSSCM-2024 diễn ra trong 2 ngày với các hoạt động khác biệt nhưng mang tính bổ trợ chặt chẽ. Trong đó, tại ngày 1 sẽ diễn ra Hội thảo khoa học, là thời điểm các nhà nghiên cứu, học giả và chuyên gia từ nhiều lĩnh vực sẽ trình bày các nghiên cứu của mình, cung cấp những góc nhìn mới mẻ về các xu hướng hiện đại trong quản lý chuỗi cung ứng. Các phiên thảo luận chuyên sâu sẽ mở ra không gian trao đổi kiến thức giữa các thành viên tham dự.

Tại ngày 2 sẽ diễn ra Tọa đàm chính sách bàn tròn, tập trung vào việc thảo luận với chủ đề: “The Use of Digital Twins for Logistics Management in Extreme Weather Events”.

z5952530155641-1d8166bc8514c5c9ff492138f102e494-4852-3625.jpg
Hội thảo VSSCM 2024 thu hút hơn 300 nhà nghiên cứu, học giả và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới tham dự, chia sẻ và thảo luận

Hội thảo khoa học bao gồm các chủ đề chính, phản ánh những thách thức và xu hướng mới nhất trong ngành như: Blockchain và IoT trong chuỗi cung ứng, Thách thức của biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng, Hợp tác trong chuỗi cung ứng bền vững, Chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng, Thiết kế và quản lý hệ thống logistics, Chuỗi cung ứng tuần hoàn và logistics ngược, Thực hành quản lý bền vững và sản xuất bền vững.

Ngoài ra, VSSCM-2024 khuyến khích các bài nghiên cứu về các lĩnh vực mới như: cung ứng tuần hoàn, quản lý sản xuất, hiệu quả chuỗi cung ứng, và kinh tế tuần hoàn…

VSSCM-2024 tạo không gian cho các mối quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, đồng thời khuyến khích các dự án nghiên cứu chung nhằm giải quyết những thách thức của nền kinh tế toàn cầu. Từ đó, thiết lập các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu và thúc đẩy các sáng kiến giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế.

Với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới, VSSCM-2024 là một trong những diễn đàn trao đổi tri thức và sáng tạo, giúp các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp bắt kịp xu hướng ứng dụng những công nghệ mới vào thực tiễn.

Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.