Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trao bằng tốt nghiệp cho 916 tân tiến sĩ, thạc sĩ

Sáng 24.3 Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ trao bằng cho 54 tân tiến sĩ, 862 tân thạc sĩ tốt nghiệp 2022.

vie_1010.jpg -0
Trao bằng cho 54 tân tiến sĩ, 862 tân thạc sĩ tốt nghiệp 2022

Chúc mừng các tân tiến sĩ, thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội GS.TS Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh: "Các học viên được trao tấm bằng hôm nay là kết tinh từ những tri thức tinh túy, sự nỗ lực học tập và nghiên cứu, từ sự mở mang trí tuệ và phẩm giá, lòng tự trọng, sự liêm chính và đức tính khiêm tốn; là sự khát khao chinh phục cái mới, là bệ phóng cho những dự định tốt đẹp trong tương lai. 

Kết quả này, ngoài sự nỗ lực của mỗi cá nhân học viên; đó còn là tình cảm, là sức lực và trí tuệ của thầy cô đã dành cho các bạn; đó là sự đồng hành của những người đi trước luôn mong mỏi thế hệ sau tiến xa hơn mình".

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội trao bằng cho 916 tân tiến sĩ, thạc sĩ -0

Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội GS.TS Nguyễn Văn Minh phát biểu khai mạc buổi lễ

Chia sẻ với các học viên, GS.TS Nguyễn Văn Minh bày tỏ: "Trong số các học viên nhận bằng hôm nay, rất nhiều bạn đã vượt qua nghịch cảnh, vượt qua khoảng cách địa lý, vượt qua những thiếu thốn và có cả những mất mát để đạt được mong muốn của mình. Vì rằng, xa gần có đôi khi không đơn thuần là khoảng cách địa lý mà ở chỗ điều gì ta mong muốn và điều gì đang đợi ta và điều gì chúng ta đành phải hi sinh. Tôi rất chia sẻ và khâm phục các bạn.

Học tập, nghiên cứu để làm giàu tri thức, để tạo dựng cách thức làm việc hiệu quả là không có điểm cuối cùng, nhất là trong thời kỳ công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Hơn nữa, mỗi chúng ta đều thấm thía rằng, mọi sự tiến bộ, văn minh và phát triển bền vững của một đất nước phải bắt đầu từ giáo dục và bằng con đường phát triển giáo dục. Trong đó, tự học và học tập suốt đời là giải pháp mang tính căn cơ.

Đối với các bạn, điều quan trọng là các bạn đã có một nền tảng; nhưng quan trọng hơn là các bạn lan tỏa nền tảng tốt đẹp đó đến với người học, đến với đồng nghiệp, đến với xã hội bằng việc làm cụ thể, và đó chính là sự thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Đó cũng là hành động thiết thực để chung tay phát triển đất nước thân yêu của chúng ta".

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội trao bằng cho 916 tân tiến sĩ, thạc sĩ -0

Hiệu trưởng Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội trao bằng cho các tân tiến sĩ 
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội trao bằng cho 916 tân tiến sĩ, thạc sĩ -0
Lãnh đạo Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội trao bằng cho các tân thạc sĩ

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội trao bằng cho 916 tân tiến sĩ, thạc sĩ -0

Toàn cảnh buổi lễ 

Giáo sư Minh căn dặn các tân tiến sĩ, thạc sĩ không được hoảng sợ trước xu thế tiến bộ của công nghệ. Công nghệ mãi mãi là công cụ, làm chủ công nghệ, ứng dụng nó trong công việc để giáo dục, phát triển con người là điều phải quan tâm. Cần biết về AI, về robot về ChatGPT, về các tiện ích và dùng nó một cách hữu ích, chính đáng, và trong giáo dục đừng bao giờ và đừng làm gì để biến con người thành robot; mà phải biết dùng nó một cách thông minh và chân chính.

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội trao bằng cho 916 tân tiến sĩ, thạc sĩ -0
Các tân thạc sỹ, tiến sỹ trong lễ trao bằng tốt nghiệp

GS.TS Nguyễn Văn Minh khẳng định: "Những tấm bằng các học viên nhận hôm nay là cao quý, là giá trị, nhưng bản thân tấm bằng không tiếp tục tạo ra giá trị, tạo nên ý nghĩa, mà chỉ chủ nhân của nó với những gì đã có để hành động mới có thể tạo ra những điều tốt đẹp. Khi chúng ta làm bất cứ điều gì cũng trong sự biết ơn, trong tình yêu thương thì việc làm luôn chân chính".

Đại diện các tân tiến sĩ, thạc sĩ năm 2022, tân Tiến sĩ xuất sắc Nguyễn Thanh Sơn - hiện đang là Hiệu trưởng Trường THCS Lam Sơn, Thanh Hoá, bày tỏ tình cảm và tri ân sâu sắc đến Ban Giám hiệu, các thầy cô, nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo.

"Cuộc sống luôn vận động biến đổi không ngừng. Thành công mỗi người đạt được hôm nay chỉ mang tính thời điểm. Phía trước là hành trình phấn đấu không ngừng để thực sự trở thành những người có ích.

Trên nền tảng những giá trị đã được tích lũy bồi đắp trong quá trình học tập nghiên cứu, các tân tiến sĩ, thạc sĩ sẽ tích cực phát huy để tiếp tục tạo nên những đóng góp có ý nghĩa cho sự nghiệp khoa học của ngành giáo dục, đồng thời vận dụng những thành quả đạt được trong hành trình vừa qua vào quá trình công tác, nỗ lực cống hiến, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục nói riêng, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung" - tân Tiến sĩ xuất sắc Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ. 

Giáo dục

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.