Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội: Rất ít nghiên cứu sinh, khó kiện toàn giảng viên cơ hữu

Sáng 6.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật trong đào tạo tiến sĩ.

z4158802320383_a16b0ab10c5b58912e6bfeeaeba8faba.jpg -0
Quang cảnh buổi làm việc

Báo cáo Đoàn giám sát, Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Đình Thi cho biết, Trường thành lập Khoa Sau đại học năm 2000, với hai chuyên ngành đào tạo thạc sĩ là Nghệ thuật sân khấu và Nghệ thuật điện ảnh - truyền hình. Năm 2012, trường mở thêm hai chuyên ngành đào tạo tiến sĩ là Lý luận và lịch sử nghệ thuật sân khấu và Lý luận lịch sử và phê bình nghệ thuật điện ảnh - truyền hình.

Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đào tạo được 7 khóa tiến sĩ, hiện tại đã có 3 khóa tiến sĩ tốt nghiệp. Các nghiên cứu sinh tốt nghiệp đều có những luận án thiết thực, có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn, đóng góp cho ngành nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật điện ảnh - truyền hình.

z4158817104700_37c22cf31d6be41fc78b9a5b93a038cd.jpg -0
Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Đình Thi báo cáo Đoàn giám sát về đào tạo trình độ tiến sĩ tại cơ sở

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ. Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho rằng, hệ thống văn bản khá rõ ràng, mạch lạc về các quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, có những điều chỉnh, thay đổi liên tục ở các thông tư ban hành qua các năm. Việc điều chỉnh cơ bản phù hợp với thực tế triển khai, nâng cao tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ tại đơn vị cũng cho thấy nhiều tồn tại, hạn chế đến từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Với đặc thù là cơ sở đào tạo nghệ thuật nên số lượng nghiên cứu sinh trường tuyển sinh đào tạo hàng năm rất ít. Từ năm 2016 đến nay, Nhà trường chỉ có 7 nghiên cứu sinh trúng tuyển. Đặc biệt, năm học 2017 – 2018, 2018 – 2020, 2022 - 2023, Nhà trường xác định tổng chỉ tiêu là 10, nhưng không có nghiên cứu sinh.

Hơn nữa, việc các nghệ sĩ, giảng viên thạc sĩ quyết tâm đi học tiến sĩ, tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học nâng cao, chuyên sâu là không dễ dàng. Chính vì vậy, nhà trường rất khó khăn trong công tác kiện toàn hệ thống giảng viên cơ hữu ở các cấp học đáp ứng theo tiêu chí thay đổi trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm.

z4159222886462_d3cdfc58addaadb5ebf8ac123a42d071.jpg -0
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho rằng khó khăn trong tuyển sinh, kiện toàn đội ngũ giảng viên cơ hữu đáp ứng tiêu chí đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là đặc thù của đào tạo khối ngành nghệ thuật

Với đặc thù là cơ sở đào tạo các ngành nghệ thuật, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội kiến nghị cần có cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân được tính tương đương học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ để phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của ngành đào tạo.

Trong thông tư số 18/2021/TT - BGDĐT về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ có yêu cầu về tiêu chuẩn của người hướng dẫn là tác giả chính của các bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm quốc tế, hoặc các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên là yêu cầu quá cao đối với người hướng dẫn. Nhà trường đề xuất tiêu chuẩn của người hướng dẫn tiến sĩ chỉ nên áp dụng có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư quy định khung điểm đánh giá là 0,5 điểm.

z4158800868605_d579542e9fc75e710e72bd97ad45aeda.jpg -0
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Trưởng đoàn công tác, PGS. TS Đỗ Chí Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc

Thay mặt Đoàn giám sát, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS. TS Đỗ Chí Nghĩa ghi nhận những đóng góp của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển, nghiên cứu khoa học của nhiều ngành nghệ thuật. Những ý kiến, kiến nghị của trường về đào tạo tiến sĩ, là cơ sở để góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ.

Rất ít nghiên cứu sinh ngành nghệ thuật -0
Đoàn giám sát tham quan Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội

Nhìn nhận thực tế đào tạo tiến sĩ của khối ngành đặc thù như nghệ thuật còn nhiều khó khăn, tồn tại, PGS. TS Đỗ Chí Nghĩa mong muốn, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội chủ động, nỗ lực hơn trong việc khẳng định thương hiệu, đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Quan trọng nhất là tăng cường đội ngũ, thu hút người giỏi tham gia giảng dạy, tăng nguồn lực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ ở nước ngoài. Bên cạnh đó là tăng cường cơ sở vật chất gắn với đào tạo. Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khoa học về văn hóa, nghệ thuật, nhằm gia tăng giá trị khoa học và giá trị thực tiễn, để chuyên môn gắn thiết thực với đào tạo...

Chính trị

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão
Theo dòng sự kiện

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão

Chiều 19.9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là vô cùng quý giá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.