Trường Đại học Ngoại thương thực hiện sứ mệnh phụng sự xã hội bằng chuyển giao tri thức

Trường Đại học Ngoại thương xác định hợp tác doanh nghiệp là một trong những trụ cột chiến lược để thực hiện sứ mệnh phụng sự xã hội thông qua giáo dục và chuyển giao tri thức.

Chuyển giao tri thức về kinh tế và kinh doanh

PGS.TS. Bùi Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết, với sứ mạng phụng sự xã hội bằng sự xuất sắc trong giáo dục, sáng tạo và chuyển giao tri thức, Trường ĐH Ngoại thương luôn xác định hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển lâu dài của nhà trường và đã có sáng kiến tổ chức diễn đàn hợp tác giữa doanh nghiệp với nhà trường lần đầu tiên vào năm 2017.

Trong suốt những năm qua, kể cả trong những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế, cũng như của mỗi doanh nghiệp, của mỗi gia đình, có một điều mà chúng tôi rất cảm kích và cũng rất tự hào, đó là sự kết nối giữa các chuyên gia, các đối tác tổ chức, doanh nghiệp với nhà trường chưa bao giờ dừng lại, thậm chí còn mạnh mẽ và đặc biệt linh hoạt, sáng tạo, gần gũi và tận tâm hơn bao giờ hết.

v1.jpg
PGS.TS. Bùi Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

Từ các thầy cô giáo đến các em sinh viên đến các chuyên gia, đối tác đã đem lại những kết quả ý nghĩa và ấn tượng, có thể kể đến như các chương trình học bổng, hỗ trợ tài chính cho sinh viên; các hoạt động đào tạo, phát triển các chương trình đào tạo mới trong những lĩnh vực mới như phân tích dữ liệu, khoa học máy tính, kinh tế chính trị quốc tế, marketing số, kinh doanh số…; công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng, nghiên cứu khoa học, gắn kết đào tạo với thực tiễn, kết nối và phục vụ cộng đồng.

Đặc biệt là trong các thành tích xuất sắc của các em sinh viên ở các sân chơi ở trong và ngoài nước, những hoạt động năng động, sáng tạo của 90 câu lạc bộ sinh viên tại trụ sở chính Hà Nội, cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh và cơ sở Quảng Ninh, những giờ học, những môn học theo phương pháp học tập theo dự án thực tế (PBL – project-based learning), các dự án kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo… đều có dấu ấn của sự sẻ chia, đồng hành quý báu của các chuyên gia, đối tác tổ chức, doanh nghiệp ở trong và ngoài nước. Nhà trường ghi nhận và thực sự trân trọng tất cả sự hỗ trợ quan trọng và kịp thời này.

“Trong thời gian qua, với phương châm “Khác biệt để dẫn đầu”, ngoài các chương trình hợp tác truyền thống như học bổng, tài trợ cơ sở vật chất, tài trợ, bảo trợ hoạt động của các CLB sinh viên, nhà trường đã và đang triển khai có hiệu quả nhiều mô hình hợp tác trên tất cả các mặt, tiêu biểu như: "hợp tác quốc tế với các đối tác uy tín; phát triển chương trình thực tập sinh toàn cầu (GFA); hợp tác phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; hợp tác trong xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo với nhiều mô hình sáng tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn; hợp tác kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp; hợp tác, kết nối, đào tạo và chuyển giao tri thức cho các địa phương trên khắp cả nước”, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Năm 2024 đánh dấu sự trở lại của Diễn đàn hợp tác doanh nghiệp và nhà trường - một sáng kiến của Trường Đại học Ngoại thương được tổ chức từ năm 2018. Với chủ đề “Hợp tác gắn với đào tạo, nâng cao năng lực và tính thực chiến của nguồn nhân lực chất lượng cao”, Diễn đàn năm 2024 là dịp nhà trường cũng mong muốn khơi thông nguồn lực, thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, kết nối và lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, mang tới những tác động tích cực cho tất cả các bên liên quan, biến sức mạnh tri thức mà nhà trường tạo ra trở thành công cụ và tài nguyên có thể chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của chính mình, cũng như trong việc học tập suốt đời của mỗi người.

PGS.TS. Bùi Anh Tuấn cho hay, bản thân việc đặt các chương trình hợp tác trong môi trường cởi mở, năng động và sáng tạo như tại Trường Đại học Ngoại thương đã giúp tất cả doanh nghiệp có những thành tích ấn tượng, thực chất và lâu dài, là tiền đề của những sự tiến bộ và thay đổi tích cực. Nhà trường kỳ vọng, việc hợp tác tiếp tục với các doanh nghiệp tạo ra những giá trị mới cho mỗi bên, cho cộng đồng và cho xã hội, và xin được gửi gắm tới đối tác chỉ 1 từ - MORE - hơn nữa: cố gắng hơn nữa, gắn kết hơn nữa, sáng tạo hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa và bền vững hơn nữa.

Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, hiện nay, FTU đã và đang triển khai nhiều mô hình hợp tác trên tất cả các mặt, tiêu biểu như: hợp tác quốc tế với các đối tác uy tín; phát triển chương trình thực tập sinh toàn cầu (GFA); hợp tác phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; hợp tác trong xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo với nhiều mô hình sáng tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn; hợp tác kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp; hợp tác, kết nối, đào tạo và chuyển giao tri thức cho các địa phương trên khắp cả nước.

k1.jpg
Trường Đại học Ngoại Thương tổ chức Diễn đàn Hợp tác doanh nghiệp và Nhà trường

Một số mô hình hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp, đối tác trong việc phát triển chương trình đào tạo năm học 2023 - 2024 như: Hoàn thành xây dựng 2 chương trình đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực mới về công nghệ và khoa học dữ liệu, cũng như triển khai tuyển sinh trong năm học 2024 - 2025 gồm: Chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp quốc tế Khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh, Chương trình tiên tiến i-Hons hợp tác với Đại học Queensland về Kinh doanh quốc tế và Phân tích dữ liệu kinh doanh.

Rà soát, cập nhật 33 chương trình đào tạo trình độ cử nhân, tiếp tục củng cố các nguyên tắc căn bản, mở, linh hoạt trong tất cả các chương trình đào tạo, thúc đẩy việc áp dụng mô hình gắn kết thực tiễn và tăng cường tính quốc tế hóa trong các chương trình; điều chỉnh, cập nhật 07 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ (tài chính - ngân hàng định hướng ứng dụng và nghiên cứu, kinh tế quốc tế định hướng ứng dụng, kinh tế quốc tế định hướng nghiên cứu giảng dạy bằng tiếng Anh, chính sách và luật thương mại quốc tế định hướng ứng dụng và nghiên cứu, Luật Kinh tế) và 2 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ (kinh tế quốc tế và quản trị kinh doanh).

Tích cực triển khai các hoạt động ngoại khóa, hoạt động thực hành/thực tập, tham quan doanh nghiệp nhằm tăng tính thực tiễn cho các chương trình đào tạo như: tham quan và học tập tại Công ty Honda, Tập đoàn FPT, sở giao dịch hàng hóa, Decathlon, Shopee…

Phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xây dựng, quản lý các quỹ học bổng; tổ chức trao học bổng tài trợ cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Học bổng Vietcombank; Học bổng TOTO; Học bổng AEON; Học bổng Lotte; Học bổng Nitori…

Nơi hội tụ của những tài năng

PGS.TS. Bùi Anh Tuấn cho biết, với triết lý giáo dục "Hướng tới khai phóng, gắn liền với thực tiễn, nuôi dưỡng tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và năng lực sáng tạo" với phương châm hành động "Khác biệt để dẫn đầu" cùng các giá trị cốt lõi "Sáng tạo - Xuất sắc; Trách nhiệm - Bản lĩnh, Đa dạng - Hòa hợp", Trường Đại học Ngoại thương thực sự đã trở thành nơi hội tụ của những tài năng, nơi nuôi dưỡng đam mê, phát huy những tiềm năng, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, nơi tạo kết nối và là bệ phóng cho sự thành công của người học.

Nguyễn Văn Cường, Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh (QTKD) của Trường Đại học Ngoại thương, hiện đang công tác tại Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật CNQP (GAET) thuộc Tổng cục CNQP/BQP cho biết, từ một cử nhân chỉ huy tên lửa phòng không không quân, chập chững học chuyển đổi sau đại học, rồi học thạc sỹ QTKD, thạc sỹ Quản lý Kỹ thuật ở nước ngoài và bây giờ là hoàn thành chương trình Tiến sĩ tại Trường Đại học Ngoại thương.

Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương trong lễ tốt nghiệp

Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương trong lễ tốt nghiệp

TS Cường chia sẻ: Trường Đại học Ngoại thương có những chương trình đào tạo chuyên nghiệp, môi trường học tập hiện đại, ngoại ngữ xuất sắc và một nơi đã sinh ra rất nhiều sinh viên xuất sắc và nhiều cựu sinh viên rất thành công và nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, sự ấn tượng, trân quý với tôi đó là con người và văn hoá của Trường ĐH Ngoại thương.

Quá trình nghiên cứu tại trường đã cho tôi cơ hội được hoà mình vào văn hoá ngoại thương, nơi tôi được gặp gỡ những con người và cảm nhận được một nét gì đó rất hiện đại nhưng lại rất truyền thống; từ những dạy dỗ, chỉ bảo, trao đổi định hướng ân cần của các thầy, cô giáo, nhà khoa học và cán bộ quản lý chương trình học, từ những chỉ đạo định hướng hay cái bắt tay ấm áp động viên, nụ cười nhân ái của Ban Lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo, cán bộ khoa chuyên môn, khoa quản lý đến cái cúi chào gập người của sinh viên, nụ cười thân thiện và cái vẫy tay của bác bảo vệ ở cổng.

Đó chính là hội tụ tinh hoa nét đẹp văn hoá của Trường Đại học Ngoại thương mà rất nhiều thế hệ thầy cô giáo, lãnh đạo nhà trường, công nhân viên chức, người lao động và nhiều thế hệ sinh viên ngoại thương đã dày công vun đắp, giữ gìn, đó cũng chính là nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam”.

Lê Nguyễn Quốc Anh - sinh viên Chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại K62, Thủ khoa Phương thức xét tuyển 2 - kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ và điểm SAT với điểm quy đổi là 30 (IELTS 8.5, điểm SAT 1570) chia sẻ: “Chọn Ngoại thương, đối với em, là một sự lựa chọn vừa chắc chắn lại vừa táo bạo. Chắc chắn vì môi trường học tập năng động, bạn bè xuất sắc, các thầy cô tận tình, nhiệt huyết sẽ cho em rất nhiều cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Táo bạo, với em là những khó khăn khi bước vào một môi trường mới, bạn bè, thầy cô mới, phương pháp học tập mới… và quan trọng hơn cả, Ngoại thương là một ngôi trường danh tiếng nên sẽ có những yêu cầu rất cao, rất nhiều thử thách, khó khăn ở phía trước đòi hỏi sự nỗ lực lớn để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và các thầy cô. Nhưng, chính Ngoại thương cũng đã chào đón em bằng những cử chỉ nồng nhiệt, ấm áp nhất: Thầy cô giáo cởi mở, các anh chị khóa trước thân thiện, chỉ bảo tận tình, bạn bè vui vẻ, sẵn sàng học hỏi dần về nhau”.

Với những trải nghiệm từ những ngày đầu đến trường, sinh viên Lê Nguyễn Quốc Anh tự tin khẳng định rằng mình và các bạn đã tìm được ngôi nhà thứ 2. Tân sinh viên cũng bày tỏ tin tưởng rằng, với sự đồng hành của các thầy cô và các anh chị, Quốc Anh và các bạn sinh viên K62 sẽ nhanh chóng hoà nhập vào môi trường mới, sẵn sàng cho hành trình xây dựng tương lai của mình. Đồng thời, Lê Nguyễn Quốc Anh cũng hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện để xứng đáng là thành viên của gia đình Ngoại thương, luôn giữ được tâm thế sẵn sàng học hỏi, ngọn lửa khát khao cống hiến, tinh thần đổi mới sáng tạo với phương châm “Khác biệt để dẫn đầu!”.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.