Trường Đại học Ngoại Thương ra mắt website Chương trình FTU WTO Chair

Ngày 9.1, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Lễ ra mắt website Chương trình FTU WTO Chair và Hội thảo quốc tế với chủ đề “Tiến bộ công nghệ và bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế”.

Website Chương trình FTU WTO Chair có địa chỉ: https://wcp.ftu.edu.vn

Trường Đại học Ngoại Thương ra mắt website Chương trình FTU WTO Chair -0
Trường Đại học Ngoại Thương ra mắt website Chương trình FTU WTO Chair

Cơ sở giáo dục duy nhất của Việt Nam được lựa chọn tham gia Chương trình WTO Chairs

Tham dự buổi lễ, có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Denny Abdi – Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội (Việt Nam); Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Jaya Ratnam – Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội (Việt Nam); Bà Htar Ei Shwe Yee - Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Myanmar tại Hà Nội (Việt Nam); Ông Jose Santiago F. Olaguera Bí thư thứ ba và Phó lãnh sự, Đại sứ quán Philippines tại Hà Nội (Việt Nam); Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh;

Bà Bùi Thanh Hà - Chuyên gia kinh tế, Đại sứ quán Hoa Kỳ  tại Hà Nội (Việt Nam); GS Claudio Dordi - Giám đốc dự án USAID Vietnam Trade Facilitation Program, GS luật châu Âu và luật quốc tế, Đại học Bocconi, Milan, Italy; GS Maarten Smeets - Viện Thương mại quốc tế, Bern, Thụy Sĩ và Cố vấn cao cấp Dự án FTU WTO Chair... và ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương; TS Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương; cùng đại diện lãnh đạo các vụ, cục thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công thương...

Chương trình WTO Chair được Ban thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khởi động từ năm 2010 với mục đích nâng cao tri thức và hiểu biết về hệ thống thương mại thế giới trong giới chuyên gia, học giả và các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia đang phát triển. 

Theo thông báo ngày 15.11. 2021 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sau một quy trình đánh giá gắt gao, Trường Đại học Ngoại thương (FTU) đã chính thức trở thành một trong 17 cơ sở giáo dục được lựa chọn từ 126 cơ sở giáo dục tại 54 quốc gia trên thế giới, trở thành cơ sở giáo dục duy nhất của Việt Nam được lựa chọn tham gia Chương trình WTO Chairs (WCP) giai đoạn 3 từ năm 2022 đến năm 2026.

Trường Đại học Ngoại Thương ra mắt website Chương trình FTU WTO Chair -0
PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương

Trường ĐH Ngoại thương sẽ triển khai các hoạt động trong chương trình với 3 trụ cột chính là hoạt động nghiên cứu, hoạt động phát triển chương trình đào tạo và hoạt động truyền thông lan tỏa tới cộng đồng.

Các hoạt động này có hỗ trợ trực tiếp từ Tổ chức thương mại thế giới WTO và sự hợp tác của các đối tác đại diện cho các bên liên quan cả trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc sự kiện, PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương nhấn mạnh, trong năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19, các thành viên Chương trình FTU WTO Chair đã nỗ lực vượt bậc hoàn thành tốt các kế hoạch đã đề ra.

Các chuỗi hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu, tư vấn chính sách, các sự kiện kết nối - hợp tác, khóa đào tạo chuyên sâu… đã có tác động lan tỏa sâu rộng tới tất cả các bên liên quan, từ đó  bước đầu đã xây dựng thành công nền tảng hợp tác sâu rộng giữa cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

Lễ ra mắt Website Chương trình FTU WTO Chair và Hội thảo quốc tế “Tiến bộ công nghệ và Bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế” là minh chứng cho sự triển khai thiết thực và hiệu quả các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình FTU WTO Chair.

"Website của chương trình được kỳ vọng sẽ trở thành một kênh truyền thông chính thức cập nhật các thông tin, sự kiện về Chương trình FTU WTO Chair tại trường Đại học Ngoại thương, góp phần đưa các hoạt động của Chương trình tiếp cận gần hơn tới các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục…, góp phần nâng cao năng lực chất lượng nguồn nhân lực ở cả khu vực công lẫn khu vực tư trong việc vận dụng hiệu quả những cam kết về thương mại và đầu tư quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết" - Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương cho hay. 

Phát biểu tại sự kiện, ông Werner Zdouc - Giám đốc Chương trình WTO Chairs chia sẻ, sau khi được lựa chọn là đơn vị duy nhất của Việt Nam tham gia Chương trình WTO Chairs (WCP) giai đoạn 3 từ năm 2022 đến năm 2026, Trường ĐH Ngoại thương đã triển khai nhiều hoạt động rất ấn tượng trong nghiên cứu, đào tạo và truyền thông lan tỏa tới cộng đồng.

Chương trình WTO Chair tại trường Đại học Ngoại thương đã thể hiện khả năng đóng góp đa dạng trong việc tăng cường kết nối tất cả các chủ thể liên quan, đồng thời đã thiết lập mạng lưới và cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong triển khai các cam kết quốc tế về thương mại và đầu tư.

Trường Đại học Ngoại Thương ra mắt website Chương trình FTU WTO Chair -0
Các đại biểu tại hội thảo

Phát huy vai trò tiến bộ công nghệ và chuyển đổi số

Ngay sau Lễ ra mắt website, trường ĐH Ngoại thương tổ chức Hội thảo quốc tế “Tiến bộ công nghệ và bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế” với mong muốn xây dựng một diễn đàn trao đổi, thảo luận và xúc tiến các ý tưởng nhằm phát huy vai trò tiến bộ công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đến hoạt động thương mại và đầu tư, từ đó kết nối các chủ thể ngành, cơ quan nhà nước, cơ sở giáo dục đào tạo, đồng thời nâng cao năng lực thích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thực thi các cam kết trong khuôn khổ WTO và các FTA thế hệ mới.

Hội thảo đã tập trung vào các chủ đề chính như bối cảnh mới trong phát triển thương mại dịch vụ, tái định hình hoạt động thương mại quốc tế sau Covid-19, năng lượng xanh và các chủ đề khác có liên quan. Nhiều ý kiến thảo luận chuyên sâu về chuyên môn và tư vấn chính sách đã được các đại biểu trao đổi trong cả hai phiên thảo luận của hội thảo.

Tại hội thảo, PGS, TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ, mục tiêu Chương trình WTO Chair tại Trường ĐH Ngoại thương không chỉ dừng lại ở những sản phẩm về nghiên cứu, Chương trình sẽ hướng tới tham gia ngày càng sâu hơn vào việc tư vấn, hoạch định chính sách, góp phần cùng các cơ quan hữu quan giải quyết các thách thức, tăng cường hiệu quả thực thi các cam kết thương mại để mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.