Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình:

Trường Đại học Lâm nghiệp phải là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam

Ngày 16.11, Trường Đại học Lâm nghiệp đã long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1964-2024). Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Cùng dự sự kiện có lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, các đại biểu quốc tế và các thế hệ lãnh đạo, giảng viên, cán bộ công nhân viên và sinh viên của Trường Đại học Lâm nghiệp…

z6038913983637-ae5e9889f84215819a5e071dc6199a66.jpg
Tưng bừng lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm Nghiệp


60 năm - Một chặng đường rực rỡ

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp, GS.TS Phạm Văn Điển cho biết, trong 60 năm qua, những thành tựu Nhà trường đạt được, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhất là khu vực trung du, miền núi.

z6038913910703-9b12dcc3afef92ff8a118bdea4effe81.jpg
GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập

Khi mới thành lập, Trường Đại học Lâm nghiệp chỉ có 4 ngành đào tạo cho 475 sinh viên. Đến nay, Nhà trường đã trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đầu ngành về lĩnh vực lâm nghiệp, với quy mô hơn 12.000 người học, 184 thầy cô là PGS, GS, TS.

Trường Đại học Lâm nghiệp luôn tiên phong, đi đầu trong đào tạo nhân lực cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, Nhà trường đã đào tạo được 2.898 học sinh phổ thông dân tộc nội trú, thuộc 46 dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc: Mường, Tày, Nùng, Thái, H’Mông, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chỉ.

z6038914000211-d653989162a862c38f239b1e39a7d5b7.jpg
Các thế hệ nhà giáo Trường Đại học Lâm nghiệp về dự lễ kỷ niệm
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tặng quà lưu niệm tới Trường Đại học Lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tặng quà lưu niệm tới Trường Đại học Lâm nghiệp

Sau 60 năm, Nhà trường đã đào tạo được 53.868 kỹ sư/cử nhân, 6.335 thạc sĩ, 146 tiến sĩ, 375 cao đẳng, 1.522 trung cấp chuyên nghiệp và trên 10.000 học sinh trung học phổ thông và phổ thông dân tộc nội trú, bên cạnh đó Trường cũng đã đào tạo hơn 500 kỹ sư, trên 50 thạc sĩ, tiến sĩ cho nước bạn Lào và Campuchia, 17 học viên người nước ngoài học ngành Lâm học (bằng Tiếng Anh).

Thời gian qua, Trường Đại học Lâm nghiệp đã chú trọng công tác xây dựng đội ngũ giảng viên, nhà khoa học ngay từ những năm đầu thành lập trường. Trải qua 60 năm hoạt động và phát triển Nhà Trường đã có 4 Nhà giáo nhân dân, 30 Nhà giáo ưu tú, 13 Giáo sư, 73 Phó giáo sư, 307 Tiến sĩ. Nhà trường đã có 25 bằng phát minh sáng chế, sở hữu trí tuệ được công nhận trong lĩnh vực lâm nghiệp; trên 100 giải thưởng khoa học cấp quốc gia, giải thưởng quốc tế.

Đến nay, trường đang hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều tổ chức quốc tế, 145 trường đại học và viện nghiên cứu ở 26 quốc gia. Đồng thời tiếp nhận và triển khai hiệu quả hàng chục chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đào tạo và khoa học, công nghệ với kinh phí hàng triệu USD.

z6038913907082-392bdd4e5e4fc3a5b3cf56592f872f6e.jpg
Tiết mục văn nghệ đặc sắc do tập thể giáo viên Trường Đại học Lâm nghiệp biểu diễn

Về phương hướng phát triển thời gian tới, GS.TS Phạm Văn Điển nêu rõ: Trường Đại học Lâm nghiệp hướng tới trở thành Trường Đại học khởi nghiệp, phát triển đội ngũ cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Đổi mới quản trị đại học, hoàn thiện việc chuyển đổi số, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội và sáng tạo của các đơn vị,..

Đặc biệt, cần gắn kết chặt chẽ giữa sự phát triển của Nhà trường với sự phát triển kinh tế của các tỉnh thành trong cả nước; kết hợp chặt chẽ giữa sự phát triển của Nhà trường với nhu cầu thị trường lao động, để khẳng định thương hiệu, thúc đẩy Đại học Lâm nghiệp phát triển chất lượng, tự chủ đại học, học thuật và hội nhập quốc tế".

z6038914001716-814ed629d8627ad350a75f85e5167037.jpg
z6038914011821-538d0a3fc525eb0a761721c0be762cfa.jpg

Trường Đại học Lâm nghiệp cần đổi mới quản trị đại học

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ gửi lời chúc mừng tới thầy trò Trường Đại học Lâm Nghiệp. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Trường Đại học Lâm nghiệp là đơn vị đầu ngành của cả nước về đào tạo nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp cho đất nước. Với những đóng góp to lớn cho ngành, cho đất nước, Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương độc lập hạng nhất, Huân chương lao động hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.

pho-thu-tuong-edited-1731751053237.jpg
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phát biểu tại buổi lễ

Để bắt kịp xu thế thời đại, đáp ứng sự mong đợi của Đảng, Nhà nước, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh của dân tộc, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh Trường Đại học Lâm nghiệp một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, Trường Đại học Lâm nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn chặt với thực tiễn. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của Nhà trường. Sinh viên tốt nghiệp trường phải là những chuyên gia chất lượng về lâm nghiệp, vừa có kiến thức, nền tảng vững chắc, vừa có kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm đa dạng và khả năng làm việc trong môi trường thực tiễn.

Thứ hai, Trường Đại học Lâm nghiệp phải là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam và ngang tầm khu vực về lĩnh vực lâm nghiệp; ưu tiên đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu khoa học trọng điểm, mũi nhọn đáp ứng yêu cầu bảo vệ, phát triển rừng, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của khu vực và quốc tế.

Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp (Ảnh: BTC)

Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp (Ảnh: BTC)

Thứ ba, Nhà trường cần xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đổi mới giáo trình, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo, theo kịp với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và sự phát triển của khoa học công nghệ. Đội ngũ giảng viên của trường phải là những người giàu tâm huyết, hiểu về rừng và yêu rừng hơn bất cứ ai, không ngừng đổi mới sáng tạo và luôn nỗ lực hết mình để dìu dắt, trao truyền cho sinh viên kiến thức và tình yêu lớn lao đó.

Thứ tư, Trường Đại học Lâm nghiệp cần đổi mới quản trị đại học, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội và sáng tạo của các đơn vị; tăng cường hợp tác công tư trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; đào tạo phải gắn với nhu cầu thực tiễn quản lý nhà nước và sản xuất của ngành lâm nghiệp.

Thứ năm, cần tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thường xuyên cập nhật, nắm bắt xu hướng nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực lâm nghiệp; tận dụng tối đa sự hỗ trợ về khoa học công nghệ và tài chính của các đối tác phát triển, tổ chức quốc tế trong nghiên cứu và giảng dạy.

"Tôi tin rằng, với bề dày phát triển lâu năm và với những thành tựu đã đạt được, Trường Đại học Lâm nghiệp sẽ tiếp tục vươn lên tầm cao mới. Nhà trường có đủ trí tuệ và tâm huyết, nỗ lực và sáng tạo, ý chí và bản lĩnh trong việc thực hiện thành công sứ mệnh của mình", Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khẳng định.

Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì
Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì

Tối 03.12.2024, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.